4.3.3. Bài tập về tích phân các hàm hữu tỉ

I. Các ví dụ mẫu

Ví dụ 1. Tính \( I=\int{\frac{x}{\left( x-1 \right){{\left( x+1 \right)}^{2}}}dx} \).

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 1 - Calculus I Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Hướng dẫn giải:

Ta có:  \( \frac{x}{\left( x-1 \right){{\left( x+1 \right)}^{2}}}=\frac{A}{x-1}+\frac{B}{x+1}+\frac{C}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}} \).

Từ đó suy ra:  \( x=A{{\left( x+1 \right)}^{2}}+B\left( x-1 \right)\left( x+1 \right)+C\left( x-1 \right)\,\,\,\,\,\,\,\,(*) \).

+ Cách 1:  \( x=\left( A+B \right){{x}^{2}}+\left( 2A+C \right)x+\left( A-B-C \right) \)

Cân bằng các hệ số của lũy thừa cùng bậc của x ta thu được:  \( \left\{ \begin{align}  & A+B=0 \\  & 2A+C=1 \\  & A-B-C=0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow A=\frac{1}{4},\,\,B=-\frac{1}{4},\,\,C=\frac{1}{2} \).

+ Cách 2:

– Thay  \( x=1 \) vào (*), ta thu được:  \( 1=A\cdot 4\Rightarrow A=\frac{1}{4} \).

– Thay  \( x=-1 \) vào (*), ta thu được:  \( -1=-C\cdot 2\Rightarrow C=-\frac{1}{2} \).

– Thay  \( x=0 \) vào (*), ta thu được:  \( 0=A-B-C\Leftrightarrow B=A-C=-\frac{1}{4} \).

+ Do đó:  \( I=\frac{1}{4}\int{\frac{1}{x-1}dx}-\frac{1}{4}\int{\frac{1}{x+1}dx}+\frac{1}{2}\int{\frac{1}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}dx}=-\frac{1}{2\left( x+1 \right)}+\frac{1}{4}\ln \left| \frac{x-1}{x+1} \right|+C \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 1

Ví dụ 2. Tính \( I=\int{\frac{3x+1}{x{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}dx} \).

 

Hướng dẫn giải:

Khai triển hàm dưới dấu tích phân thành tổng các phân thức cơ bản:

 \( \frac{3x+1}{x{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}=\frac{A}{x}+\frac{Bx+C}{1+{{x}^{2}}}+\frac{Dx+F}{{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}} \)

Từ đó:  \( 3x+1=\left( A+B \right){{x}^{4}}+C{{x}^{3}}+\left( 2A+B+D \right){{x}^{2}}+\left( C+F \right)x+A \).

Cân bằng các hệ số của các lũy thừa cùng bậc của x ta thu được:

 \( \left\{ \begin{align} & A+B=0 \\  & C=0 \\  & 2A+B+D=0 \\  & C+F=3 \\  & A=1 \\ \end{align} \right.\Rightarrow A=1,\,\,B=-1,\,\,C=0,\,\,D=-1,\,\,F=3 \).

Từ đó suy ra:

 \( \begin{align}  & I=\int{\frac{1}{x}dx}-\int{\frac{x}{1+{{x}^{2}}}dx}-\int{\frac{x}{{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}dx}+3\int{\frac{1}{{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}dx} \\  & \,\,\,=\ln \left| x \right|-\frac{1}{2}\ln \left( 1+{{x}^{2}} \right)-\int{\frac{1}{2}\left( 1+{{x}^{2}} \right)d\left( 1+{{x}^{2}} \right)+3\int{\frac{1}{{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}dx}} \\  & \,\,\,=\ln \left| x \right|-\frac{1}{2}\ln \left( 1+{{x}^{2}} \right)+\frac{1}{2\left( 1+{{x}^{2}} \right)}+3{{I}_{2}}. \\ \end{align} \)

Ta tính  \( {{I}_{2}}=\int{\frac{1}{{{\left( 1+{{x}^{2}} \right)}^{2}}}dx} \) bằng công thức truy hồi thu được:

 \( {{I}_{2}}=\frac{1}{2}\cdot \frac{x}{1+{{x}^{2}}}+\frac{1}{2}{{I}_{1}}=\frac{x}{2\left( 1+{{x}^{2}} \right)}+\frac{1}{2}\int{\frac{1}{1+{{x}^{2}}}dx}=\frac{x}{2\left( 1+{{x}^{2}} \right)}+\frac{1}{2}\arctan x+C \).

Cuối cùng ta ta thu được:

 \( I=\ln \left| x \right|-\frac{1}{2}\ln \left( 1+{{x}^{2}} \right)+\frac{1}{2\left( 1+{{x}^{2}} \right)}+\frac{3x+1}{2\left( 1+{{x}^{2}} \right)}+3\arctan x+C \).

Trong quá trình đăng tải bài giảng lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, bạn đọc hãy nên mua sách Giải bài tập Giải Tích 1 để được xem lời giải chi tiết của các dạng bài tập, xem nội dung đầy đủ và nhận được phiên bản cập nhật mới nhất của sách!

II. Bài tập tự luyện về tích phân hữu tỉ - Có hướng dẫn giải

Tìm các nguyên hàm sau:

1)  \( \int{\frac{x}{\left( x+1 \right)\left( x+2 \right)\left( x-3 \right)}dx} \) (Đs:  \( \frac{1}{4}\ln \left| x+1 \right|-\frac{2}{5}\ln \left| x+2 \right|+\frac{3}{20}\ln \left| x-3 \right|+C \))

2)  \( \int{\frac{2{{x}^{4}}+5{{x}^{2}}-2}{2{{x}^{3}}-x-1}dx} \) (Đs:  \( \frac{{{x}^{2}}}{2}+\ln \left| x-1 \right|+\ln \left( 2{{x}^{2}}+2x+1 \right)+\arctan \left( 2x+1 \right)+C \))

3)  \( \int{\frac{2{{x}^{3}}+{{x}^{2}}+5x+1}{\left( {{x}^{2}}+3 \right)\left( {{x}^{2}}-x+1 \right)}dx} \) (Đs:  \( \frac{1}{\sqrt{3}}\arctan \frac{x}{\sqrt{3}}+\ln \left( {{x}^{2}}-x+1 \right)+\frac{2}{\sqrt{3}}\arctan \frac{2x-1}{\sqrt{3}}+C \))

4)  \( \int{\frac{{{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1}{x\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}dx} \) (Đs:  \( \frac{{{x}^{2}}}{2}-\frac{1}{4}\ln \left| x \right|+\frac{21}{8}\ln \left| x-2 \right|+\frac{21}{8}\ln \left| x+2 \right|+C \))

5)  \( \int{\frac{1}{x\left( x-1 \right){{\left( {{x}^{2}}-x+1 \right)}^{2}}}dx} \) (Đs:  \( \ln \left| \frac{x-1}{x} \right|-\frac{10}{3\sqrt{3}}\arctan \frac{2x-1}{\sqrt{3}}-\frac{1}{3}\cdot \frac{2x-1}{{{x}^{2}}-x+1}+C \))

6)  \( \int{\frac{{{x}^{4}}-{{x}^{2}}+1}{\left( {{x}^{2}}-1 \right)\left( {{x}^{2}}+4 \right)\left( {{x}^{2}}-2 \right)}dx} \) (Đs:  \( -\frac{1}{10}\ln \left| \frac{x-1}{x+1} \right|+\frac{7}{20}\arctan \frac{x}{2}+\frac{1}{4\sqrt{2}}\ln \left| \frac{x-\sqrt{2}}{x+\sqrt{2}} \right|+C \))

7)  \( \int{\frac{3{{x}^{2}}+5x+12}{\left( {{x}^{2}}+3 \right)\left( {{x}^{2}}+1 \right)}dx} \) (Đs:  \( -\frac{5}{4}\ln \left( {{x}^{2}}+3 \right)-\frac{\sqrt{3}}{2}\arctan \frac{x}{\sqrt{3}}+\frac{5}{4}\ln \left( {{x}^{2}}+1 \right)+\frac{9}{2}\arctan x+C \))

8)  \( \int{\frac{{{x}^{4}}+1}{{{x}^{5}}+{{x}^{4}}-{{x}^{3}}-{{x}^{2}}}dx} \) (Đs:  \( \ln \left| x \right|+\frac{1}{x}+\frac{1}{2}\ln \left| x-1 \right|-\frac{1}{2}\ln \left| x+1 \right|+\frac{1}{x+1}+C \))

9)  \( \int{\frac{{{x}^{3}}+x+1}{{{x}^{4}}-1}dx} \) (Đs:  \( \frac{3}{4}\ln \left| x-1 \right|+\frac{1}{4}\ln \left| x+1 \right|-\frac{1}{2}\arctan x+C \))

10)  \( \int{\frac{{{x}^{4}}}{1-{{x}^{4}}}dx} \) (Đs:  \( -x+\ln \left| \frac{x+1}{x-1} \right|+\frac{1}{2}\arctan x+C \))

11)  \( \int{\frac{3x+5}{{{\left( {{x}^{2}}+2x+2 \right)}^{2}}}dx} \) (Đs:  \( \frac{2x-1}{2\left( {{x}^{2}}+2x+2 \right)}+\arctan \left( x+1 \right)+C \))

12)  \( \int{\frac{{{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+2}{{{\left( {{x}^{2}}-2x+2 \right)}^{2}}}dx} \) (Đs:  \( x+\frac{3-x}{{{x}^{2}}-2x+2}+2\ln \left( {{x}^{2}}-2x+2 \right)+\arctan \left( x-1 \right)+C \))

13)  \( \int{\frac{{{x}^{2}}+2x+7}{\left( x-2 \right){{\left( {{x}^{2}}+1 \right)}^{3}}}dx} \) (Đs:  \( \frac{3}{5}\ln \left| {{x}^{2}}-2 \right|-\frac{3}{10}\ln \left| {{x}^{2}}+1 \right|+\frac{1-x}{{{x}^{2}}+1}-\frac{11}{5}\arctan x+C \))

14)  \( \int{\frac{{{x}^{2}}}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}\left( x+1 \right)}dx} \) (Đs:  \( \frac{4}{x+2}+\ln \left| x+1 \right|+C \))

15)  \( \int{\frac{{{x}^{2}}+1}{{{\left( x-1 \right)}^{3}}\left( x+3 \right)}dx} \) (Đs:  \( -\frac{1}{4{{\left( x-1 \right)}^{2}}}-\frac{3}{8\left( x-1 \right)}+\frac{5}{32}\ln \left| \frac{x-1}{x+3} \right|+C \))

16) \(\int{\frac{1}{{{x}^{5}}-{{x}^{2}}}dx}\) (Đs: \(\frac{1}{x}+\frac{1}{6}\ln \frac{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}{{{x}^{2}}+x+1}+\frac{1}{\sqrt{3}}\arctan \frac{2x+1}{\sqrt{3}}+C\))

17)  \( \int{\frac{3{{x}^{2}}+8}{{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}+4x}dx} \) (Đs:  \( 2\ln \left| x \right|+\ln \left| x+2 \right|+\frac{10}{x+2}+C \))

18)  \( \int{\frac{2{{x}^{5}}+6{{x}^{3}}+1}{{{x}^{4}}+3{{x}^{2}}}dx} \) (Đs:  \( {{x}^{2}}-\frac{1}{3x}-\frac{1}{3\sqrt{3}}\arctan \frac{x}{\sqrt{3}}+C \))

19)  \( \int{\frac{{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}-2x+1}{{{x}^{4}}+x}dx} \) (Đs:  \( \ln \frac{\left| x \right|\left( {{x}^{2}}-x+1 \right)}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}+\frac{2}{\sqrt{3}}\arctan \frac{2x-1}{\sqrt{3}}+C \))

20)  \( \int{\frac{{{x}^{3}}-3}{{{x}^{4}}+10{{x}^{2}}+25}dx} \) (Gợi ý:  \( {{x}^{4}}+10{{x}^{2}}+25={{\left( {{x}^{2}}+5 \right)}^{2}} \). Đs:  \( \frac{1}{2}\ln \left( {{x}^{2}}+5 \right)+\frac{25-3x}{10\left( {{x}^{2}}+5 \right)}-\frac{3}{10\sqrt{5}}\arctan \frac{x}{\sqrt{5}}+C \))

Bạn đọc hãy nên mua sách Giải bài tập Giải Tích 1 để được xem đầy đủ lời giải chi tiết các bài tập trên và xem phiên bản cập nhật mới nhất của sách!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu