+ Hàm số \( f(x,y) \) được gọi là liên tục tại điểm \( ({{x}_{0}},{{y}_{0}})\in {{D}_{f}}\subset {{\mathbb{R}}^{2}} \) nếu \( \underset{(x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=f({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \).
+ Hàm số \( f(x,y) \) được gọi là liên tục trên miền \( D\subset {{\mathbb{R}}^{2}} \) nếu \( f(x,y) \) liên tục tại mọi điểm thuộc D.
+ Chú ý 1.4: Tính liên tục của hàm số hai biến có những tính chất tương tự như hàm số một biến. Chẳng hạn, hàm \( f(x,y) \) cho bởi một công thức xác định ở đâu thì liên tục ở đó; nếu \( f(x,y) \) liên tục trên miền đóng, bị chặn D thì nó đạt giá trị lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min) trên D.
Ví dụ 1. Xét tính liên tục của hàm số sau tại điểm O(0,0):
\( f(x,y)=\left\{ \begin{align} & \frac{\sin {{x}^{2}}-\sin {{y}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}},\,\,(x,y)\ne (0,0) \\ & 1,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(x,y)=(0,0) \\ \end{align} \right. \).
Hướng dẫn giải:
Ta có \( f(0,0)=1 \) nhưng \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \) không tồn tại (xem ví dụ 1.11). Vậy hàm số \( f(x,y) \) không liên tục tại điểm \( O(0,0) \).
Ví dụ 2. Xét tính liên tục của hàm số : \( f(x,y)=\left\{ \begin{align}& \frac{3{{x}^{2}}y}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}},\,\,(x,y)\ne (0,0) \\ & 0,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(x,y)=(0,0) \\ \end{align} \right. \).
Hướng dẫn giải:
+ Tại \( (x,y)\ne (0,0) \) thì hàm số \( f(x,y) \) xác định nên liên tục.
+ Ta có: \( 0\le \left| f(x,y) \right|=\frac{3{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}\left| y \right|\le 3\left| y \right| \), suy ra:
\( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\left| f(x,y) \right|=0\Rightarrow \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=0=f(0,0) \).
Ta suy ra hàm số \( f(x,y) \) liên tục tại \( (0,0) \).
Vậy hàm số \( f(x,y) \) liên tục trên \( {{\mathbb{R}}^{2}} \).
Bài Giảng Toán Cao Cấp được xây dựng trên WordPress