1.3. Giới hạn của hàm số hai biến

1. Định nghĩa 1.3.

Trong mặt phẳng Oxy, điểm \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) được gọi là điểm tụ của dãy điểm \( {{\left\{ {{M}_{n}}({{x}_{n}},{{y}_{n}}) \right\}}_{n\in {{\mathbb{Z}}^{+}}}} \) nếu mọi lân cận của điểm  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) đều chứa vô số phần tử của dãy.

+ Điểm O(0,0) là điểm tụ của dãy điểm  \( {{\left\{ {{M}_{n}}\left( \frac{1}{n},\frac{1}{{{n}^{2}}} \right) \right\}}_{n\in {{\mathbb{Z}}^{+}}}} \).

+ Dãy điểm  \( {{\left\{ {{M}_{n}}\left( \frac{1}{n},\sin n\frac{\pi }{2} \right) \right\}}_{n\in {{\mathbb{Z}}^{+}}}} \) có 3 điểm tụ là:  \( O(0,0),\,\,A(0,-1) \) và  \( B(0,1) \).

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2. Định nghĩa 1.4.

Điểm \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) được gọi là giới hạn của dãy điểm \( {{\left\{ {{M}_{n}}({{x}_{n}},{{y}_{n}}) \right\}}_{n\in {{\mathbb{Z}}^{+}}}} \) nếu  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) là điểm tụ duy nhất của dãy, kí hiệu là:

 \( \underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{M}_{n}}={{M}_{0}} \) hay  \( {{M}_{n}}\xrightarrow{n\to \infty }{{M}_{0}} \) hay  \( {{M}_{n}}\to {{M}_{0}} \).

Vậy ta có  \( {{M}_{n}}\to {{M}_{0}}\Leftrightarrow \underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,d({{M}_{n}},{{M}_{0}})=0 \).

+ Giả sử hàm số  \( z=f(x,y) \) xác định trong một lân cận V nào đó của điểm  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) (có thể trừ điểm  \( {{M}_{0}} \)). Ta nói hàm f có giới hạn là L khi  \( M(x,y)\to {{M}_{0}} \) nếu mọi dãy điểm  \( {{\left\{ {{M}_{n}}({{x}_{n}},{{y}_{n}}) \right\}}_{n\in {{\mathbb{Z}}^{+}}}} \) thuộc \(V\backslash \{{{M}_{0}}\}\) dần đến  \( {{M}_{0}} \) ta đều có \(\underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,f({{x}_{n}},{{y}_{n}})=L\), kí hiệu là:

 \( \underset{(x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=L \) hay  \( \underset{\begin{smallmatrix}  x\to {{x}_{0}} \\  y\to {{y}_{0}} \end{smallmatrix}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=L \) hay  \( \underset{M\to {{M}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(M)=L \).

Chú ý:

– Định nghĩa trên có thể phân biệt cách khác tương đương như sau: Hàm số f(M) có giới hạn là L (Hình 1.6) Khi  \( M\to {{M}_{0}} \) nếu  \( \forall \varepsilon >0,\,\,\exists \delta >0,\forall M\in {{D}_{f}}:0<d(M,{{M}_{0}})<\delta \Rightarrow \left| f(M)-L \right|<\varepsilon  \).

– Giới hạn (nếu có) là duy nhất.

– Khái niệm giới hạn vô cùng; các định lí về giới hạn của tổng, tích, thương được định nghĩa tương tự như đối với hàm số một biến.

Ví dụ 1. \( \underset{(x,y)\to (0,\pi )}{\mathop{\lim }}\,\cos (x{{y}^{2}}-y)=-1 \).

Ví dụ 2. \( \underset{(x,y)\to (-\infty ,+\infty )}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}=0 \).

Ví dụ 3. Tìm \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \), với   \( f(x,y)=\frac{xy}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}} \).

Hướng dẫn giải:

Khi  \( (x,y)\to (0,0) \) thì  \( (x,y)\ne (0,0) \), ta có:

 \( 0\le \frac{{{y}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}\le 1\Rightarrow 0\le \frac{\left| y \right|}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}\le 1 \) hay  \( 0\le \left| f(x,y) \right|\frac{\left| y \right|}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}}\left| x \right|\le \left| x \right| \)

Suy ra  \( 0\le \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\le \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\left| x \right|=0 \).

Áp dụng định lí giới hạn kẹp giữa, ta được  \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=0 \).

Nhận xét: Nếu đặt  \( x={{x}_{0}}+r\cos \varphi  \) và  \( y={{y}_{0}}+r\sin \varphi  \) thì ta có:

 \( (x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})\Leftrightarrow r\to 0 \)

Ví dụ 4. Tìm \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin ({{x}^{2}}+{{y}^{2}})}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} \).

Hướng dẫn giải:

Đặt  \( x=r\cos \varphi  \) và  \( y=r\sin \varphi  \), ta có:

 \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin ({{x}^{2}}+{{y}^{2}})}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}=\underset{r\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin {{r}^{2}}}{{{r}^{2}}}=1 \).

Ví dụ 5. Cho hàm số \( f(x,y)=\frac{2xy}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} \). Chứng tỏ rằng  \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \) không tồn tại.

Hướng dẫn giải:

Đặt  \( x=r\cos \varphi  \) và  \( y=r\sin \varphi \) , ta có:

 \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{r\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{r}^{2}}\sin 2\varphi }{{{r}^{2}}}=\sin 2\varphi  \).

Do giới hạn phụ thuộc vào  \( \varphi  \) nên không duy nhất.

Vậy  \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \) không tồn tại.

Cách khác:

– Cho điểm  \( M(x,y)\to O(0,0) \) trên đường thẳng  \( y=x \), ta được:

 \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\frac{2{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{x}^{2}}}=1 \)

– Cho điểm  \( M(x,y)\to O(0,0) \) trên đường thẳng  \( y=-x \), ta được:

 \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,\frac{-2{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{x}^{2}}}=-1 \)

Do khi  \( M(x,y)\to O(0,0) \) theo các đường khác nhau thì giới hạn khác nhau nên không tồn tại  \( \underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \).

3. Giới hạn lặp.

+ Định nghĩa 1.5. Giới hạn theo từng biến khi  \( M(x,y)\to {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) của hàm số  \( f(x,y) \) được gọi là giới hạn lặp.

+ Khi  \( x\to {{x}_{0}} \) trước và  \( y\to {{y}_{0}} \) sau thì ta viết \(\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\left[ \underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \right]=\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\)

+ Khi  \( y\to {{y}_{0}} \) trước và  \( x\to {{x}_{0}} \) sau thì ta viết \(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\left[ \underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \right]=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\)

+ Chú ý 1.3:

– Nếu \(\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\ne \underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\) thì  \( \cancel{\exists }\underset{(x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \).

– Nếu \(\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\underset{y\to {{y}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\) thì ta chưa thể kết luận được có tồn tại  \( \underset{(x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \) hay không.

Ví dụ 6. Cho hàm số  \( f(x,y)=\frac{\sin {{x}^{2}}-\sin {{y}^{2}}}{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} \). Chứng tỏ rằng  \( \underset{(x,y)\to ({{x}_{0}},{{y}_{0}})}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \) không tồn tại.

Hướng dẫn giải:

Ta có: \(\underset{y\to 0}{\mathop{\lim }}\,\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{y\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{-\sin {{y}^{2}}}{{{y}^{2}}}=-1\).

\(\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\underset{y\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin {{x}^{2}}}{{{x}^{2}}}=1\).

Do \(\underset{y\to 0}{\mathop{\lim }}\,\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\ne \underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\underset{y\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x,y)\) nên  \( \cancel{\exists }\underset{(x,y)\to (0,0)}{\mathop{\lim }}\,f(x,y) \).


Menu