2.5. Đạo hàm theo hướng – Vectơ gradient

1. Hàm vectơ

+ Định nghĩa 1.14.

– Ánh xạ  \( \vec{r}:T\subset \mathbb{R}\to {{\mathbb{R}}^{n}} \)

 \( t\mapsto \vec{r}(t)=\left( {{x}_{1}}(t),{{x}_{2}}(t),…,{{x}_{n}}(t) \right) \) được gọi là một hàm vectơ.

– Đạo hàm của hàm vectơ được xác định:

\({\vec{r}}'(t)=\underset{t\to {{t}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\vec{r}(t)-\vec{r}({{t}_{0}})}{t-{{t}_{0}}}=\underset{t\to {{t}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\left( \frac{{{x}_{1}}(t)-{{x}_{1}}({{t}_{0}})}{t-{{t}_{0}}},…,\frac{{{x}_{n}}(t)-{{x}_{n}}({{t}_{0}})}{t-{{t}_{0}}} \right)\).

Vậy ta có công thức tính đạo hàm của hàm vectơ là:  \( {\vec{r}}'(t)=\left( {{{{x}’}}_{1}}(t),{{{{x}’}}_{2}}(t),…,{{{{x}’}}_{n}}(t) \right) \).

– Trong  \( {{\mathbb{R}}^{n}} \), ta đặt  \( \vec{r}(t)=\overrightarrow{OM} \). Khi t thay đổi thì điểm M thay đổi và vạch ra một đường cong. Đường cong này được gọi là tốc đồ của  \( \vec{r}(t) \). Phương trình tham số của tốc đồ là:

 \( {{x}_{1}}={{x}_{1}}(t),\,\,{{x}_{2}}={{x}_{2}}(t),…,\,\,{{x}_{n}}={{x}_{n}}(t) \).

+ Chú ý 1.8:

– Tại điểm M0 thuộc tốc đồ của  \( \vec{r}(t) \), nếu  \( {\vec{r}}'({{t}_{0}}) \) khác  \( \vec{0} \) thì  \( {\vec{r}}'({{t}_{0}}) \) là vectơ chỉ phương tiếp tuyến tại điểm M0 của tốc đồ (Hình 2.2).

– Nếu  \( {\vec{r}}'({{t}_{0}})=\vec{0} \) thì điểm M0 được gọi là điểm kỳ dị của tốc đồ.

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2. Đạo hàm theo hướng

+ Định nghĩa 1.15.

– Giả sử hàm số  \( f(M) \) xác định trong lân cận V của điểm  \( {{M}_{0}}\in {{\mathbb{R}}^{n}} \). Xét  \( \vec{v}\ne \vec{0} \), gọi  \( \Delta \)  là nửa đường thẳng gốc M0 theo hướng  \( \vec{v} \). Trên  \( \Delta \) , ta lấy điểm M sao cho đoạn  \( {{M}_{0}}M \) thuộc V và đặt  \( r={{M}_{0}}M \). Đạo hàm tại điểm M0 theo hướng  \( \vec{v} \) của hàm  \( f(M) \), kí hiệu  \( {{{f}’}_{{\vec{v}}}}({{M}_{0}}) \), là giới hạn (nếu có) của tỉ số  \( \frac{f(M)-f({{M}_{0}})}{r} \) khi  \( r\to 0 \).

Vậy \({{{f}’}_{{\vec{v}}}}({{M}_{0}})=\underset{r\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f(M)-f({{M}_{0}})}{r}\)

– Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, gọi  \( \alpha ,\beta \)  lần lượt là góc tạo bởi  \( \vec{v}=({{v}_{x}},{{v}_{y}}) \) (khác  \( \vec{0} \)) với  \( \overrightarrow{i} \) và  \( \overrightarrow{j} \). Khi đó  \( \cos \alpha ,\,\,\cos \beta  \) được gọi là các cosin chỉ phương của  \( \vec{v} \) và

 \( \cos \alpha =\frac{{{v}_{x}}}{\left| {\vec{v}} \right|},\,\,\cos \beta =\frac{{{v}_{y}}}{\left| {\vec{v}} \right|} \)

– Trong Oxyz, gọi \(\alpha ,\beta ,\gamma \) lần lượt là góc tạo bởi  \( \vec{v}=({{v}_{x}},{{v}_{y}},{{v}_{z}}) \) (khác  \( \vec{0} \)) với  \( \overrightarrow{i},\overrightarrow{j},\vec{k} \). Khi đó  \( \cos \alpha ,\,\,\cos \beta \)  và  \( \cos \gamma \)  được gọi là các cosin chỉ phương của  \( \vec{v} \) và

 \( \cos \alpha =\frac{{{v}_{x}}}{\left| {\vec{v}} \right|},\,\,\cos \beta =\frac{{{v}_{y}}}{\left| {\vec{v}} \right|},\,\,\cos \gamma =\frac{{{v}_{z}}}{\left| {\vec{v}} \right|} \).

+ Định nghĩa 1.5

– Nếu hàm số  \( f(x,y) \) khả vi tại điểm  \( {{M}_{0}}\in {{\mathbb{R}}^{2}} \) thì tồn tại đạo hàm tại điểm  \( {{M}_{0}} \) theo hướng  \( \vec{v}\ne \vec{0} \) bất kì và

 \( {{{f}’}_{{\vec{v}}}}({{M}_{0}})={{{f}’}_{x}}({{M}_{0}})\cos \alpha +{{{f}’}_{y}}({{M}_{0}})\cos \beta \)

– Nếu hàm số  \( f(x,y,z) \) khả vi tại điểm  \( {{M}_{0}}\in {{\mathbb{R}}^{3}} \) thì tồn tại đạo hàm tại điểm M0 theo hướng  \( \vec{v}\ne \vec{0} \) bất kì và

 \( {{{f}’}_{{\vec{v}}}}({{M}_{0}})={{{f}’}_{x}}({{M}_{0}})\cos \alpha +{{{f}’}_{y}}({{M}_{0}})\cos \beta +{{{f}’}_{z}}({{M}_{0}})\cos \gamma \)

+ Hệ quả 1.1

Đạo hàm theo hướng các vectơ chỉ phương của các trục tọa độ của hàm số  \( f(x,y,z) \) tại điểm  \( {{M}_{0}}\in {{\mathbb{R}}^{3}} \) là

 \( {{{f}’}_{\overrightarrow{i}}}({{M}_{0}})={{{f}’}_{x}}({{M}_{0}}),\,\,{{{f}’}_{\overrightarrow{j}}}({{M}_{0}})={{{f}’}_{y}}({{M}_{0}}),\,\,{{{f}’}_{\overrightarrow{k}}}({{M}_{0}})={{{f}’}_{z}}({{M}_{0}}) \)

3. Vectơ gradient

+ Định nghĩa 1.16

– Giả sử hàm số  \( f(x,y) \) có các đạo hàm riêng tại điểm  \( {{M}_{0}}\in {{\mathbb{R}}^{2}} \). Vectơ gradient tại điểm M0 của hàm số  \( f(x,y) \), kí hiệu  \( \nabla f({{M}_{0}}) \) hay  \( \overrightarrow{grad}f({{M}_{0}}) \), là vectơ

 \( \nabla f({{M}_{0}})={{{f}’}_{x}}({{M}_{0}})\cdot \overrightarrow{i}+{{{f}’}_{y}}({{M}_{0}})\cdot \overrightarrow{j}=\left( {{{{f}’}}_{x}}({{M}_{0}}),{{{{f}’}}_{y}}({{M}_{0}}) \right) \)

– Tương tự, hàm  \( f(x,y,z) \) có các đạo hàm riêng tại điểm M0 thì

 \( \nabla f({{M}_{0}})={{{f}’}_{x}}({{M}_{0}})\cdot \overrightarrow{i}+{{{f}’}_{y}}({{M}_{0}})\cdot \overrightarrow{j}+{{{f}’}_{z}}({{M}_{0}})\cdot \vec{k}=\left( {{{{f}’}}_{x}}({{M}_{0}}),{{{{f}’}}_{y}}({{M}_{0}}),{{{{f}’}}_{z}}({{M}_{0}}) \right) \)

+ Ý nghĩa hình học của vectơ gradient

– Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét đường cong  \( (C):f(x,y)=0 \). Giả sử (C) có tiếp tuyến tại  \( {{M}_{0}}\in (C) \) là  \( \Delta \) , khi đó vectơ pháp tuyến  \( \Delta \)  là  \( {{\vec{n}}_{\Delta }}=\nabla f({{M}_{0}}) \) (Hình 2.3)

– Trong không gian Oxyz, xét mặt cong  \( (S):f(x,y,z)=0 \). Giả sử (S) có tiếp diện tại  \( {{M}_{0}}\in (S) \) là (P), khi đó vectơ pháp tuyến của tiếp diện (P) là  \( {{\vec{n}}_{P}}=\nabla f({{M}_{0}}) \) (Hình 2.4)

Ví dụ 1. Cho hàm \( f(x,y,z)=\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}} \) và  \( \vec{v}=(1,-2,-2) \). Tính  \( {{{f}’}_{{\vec{v}}}}(M) \) và  \( \nabla f(M) \) tại điểm  \( M(0,4,-3) \).

Hướng dẫn giải:

Ta có:  \( {{{f}’}_{x}}=\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}}},\,\,{{{f}’}_{y}}=\frac{y}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}}},\,\,{{{f}’}_{z}}=\frac{z}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}}} \).

Suy ra:  \( {{{f}’}_{x}}(M)=0,\,\,{{{f}’}_{y}}(M)=\frac{4}{5},\,\,{{{f}’}_{z}}(M)=-\frac{3}{5} \).

Mặt khác:  \( \cos \alpha =\frac{1}{3},\,\,\cos \beta =-\frac{2}{3},\,\,\cos \gamma =-\frac{2}{3} \).

Vậy, ta có:  \( {{{f}’}_{{\vec{v}}}}(M)=0\cdot \frac{1}{3}+\frac{4}{5}\cdot \frac{-2}{3}+\frac{-3}{5}\cdot \frac{-2}{3}=-\frac{2}{15} \) và  \( \nabla f(M)=\left( 0,\frac{4}{5},-\frac{3}{5} \right) \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

Ví dụ 2. Trong mặt phẳng, cho đường cong \( (C):{{x}^{2}}-{{y}^{2}}-3xy+2y-1=0 \). Viết phương trình tiếp tuyến  \( \Delta \)  với (C) tại điểm  \( M(1,-1) \).

Hướng dẫn giải:

Ta có:  \( f(x,y)={{x}^{2}}-{{y}^{2}}-3xy+2y-1 \), suy ra:

 \( \left\{ \begin{align}  & {{{{f}’}}_{x}}(x,y)=2x-3y \\  & {{{{f}’}}_{y}}(x,y)=-2y-3x+2 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{{{f}’}}_{x}}(M)=5 \\  & {{{{f}’}}_{y}}(M)=1 \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{\vec{n}}_{\Delta }}=(5,1) \).

Vậy  \( \Delta :5x+y-4=0 \).

Ví dụ 3. Trong không gian, cho mặt parabolic eliptic \( (S):z=\frac{{{x}^{2}}}{4}+{{y}^{2}}-2 \). Viết phương trình tiếp diện (P) với (S) tại điểm  \( M(2,-3,8) \).

Hướng dẫn giải:

Ta có  \( (S):{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}-4z-8=0 \) nên  \( f(x,y,z)={{x}^{2}}+4{{y}^{2}}-4z-8 \).

Từ  \( \left\{ \begin{align} & {{{{f}’}}_{x}}(M)=4 \\  & {{{{f}’}}_{y}}(M)=-24 \\  & {{{{f}’}}_{z}}(M)=-4 \\ \end{align} \right. \) ta suy ra  \( {{\vec{n}}_{P}}=(1,-6,-1) \).

Vậy  \( (P):x-6y-z-12=0 \).

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu