2.3. Đạo hàm của hàm số ẩn

1. Hàm số ẩn một biến

+ Định nghĩa 1.10

Cho hàm số hai biến  \( F(x,y) \) xác định trong miền mở  \( D\subset {{\mathbb{R}}^{2}} \) chứa điểm  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \). Giả sử với mọi x thuộc lân cận của x0, tồn tại giá trị y duy nhất sao cho  \( (x,y)\in D \) và  \( F(x,y)=0 \). Khi đó,  \( y=y(x) \) được gọi là hàm số ẩn biến x xác định bởi phương trình  \( F(x,y)=0 \).

Ví dụ 1. Phương trình \( {{x}^{2}}+y-1=0 \) xác định hàm ẩn  \( y=1-{{x}^{2}} \) trên  \( \mathbb{R} \).

Ví dụ 2. Xét phương trình \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}-1=0 \), ta có các trường hợp:

a) Nếu chọn \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) thuộc nửa trên của đường tròn \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1 \) thì ta được hầm ẩn  \( y=\sqrt{1-{{x}^{2}}} \) của biến x trên  \( (-1,1) \).

b) Nếu chọn \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) thuộc nửa dưới của đường tròn \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1 \) thì ta được hàm ẩn  \( y=-\sqrt{1-{{x}^{2}}} \) của biến x trên  \( (-1,1) \).

c) Nếu chọn \( {{M}_{0}}(-1,0) \) hoặc \( {{M}_{0}}(1,0) \) thuộc đường tròn  \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1 \) thì trong lân cận của  \( {{M}_{0}},\,\,\cancel{\exists }y \) nếu  \( \left| x \right|>1 \) hoặc  \( y=\pm \sqrt{1-{{x}^{2}}} \) nếu  \( \left| x \right|<1 \). Nghĩa là, không tồn tại hàm ẩn.

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2. Định lí 1.3

Nếu hàm số  \( F(x,y) \) thỏa các điều kiện:

+ liên tục trong lân cận U của điểm  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \),

+  \( F({{x}_{0}},{{y}_{0}})=0 \) và  \( {{{F}’}_{y}}({{x}_{0}},{{y}_{0}})\ne 0 \),

+ tồn tại  \( {{{F}’}_{x}}(x,y) \) và  \( {{{F}’}_{y}}(x,y) \) liên tục trong U.

thì phương trình  \( F(x,y)=0 \) xác định một hàm ẩn  \( y=y(x) \) có đạo hàm liên tục trong lân cận của  \( {{x}_{0}} \).

Mặt khác, ta có:  \( dF(x,y)=0\Rightarrow {{{F}’}_{x}}(x,y)dx+{{{F}’}_{y}}(x,y)dy=0 \) hay  \( {{{F}’}_{x}}(x,y)dx+{{{F}’}_{y}}(x,y)\cdot {y}'(x)dx=0 \)

 \( \Rightarrow {{{F}’}_{x}}(x,y)+{{{F}’}_{y}}(x,y)\cdot {y}'(x)=0 \).

Vậy, với  \( {{{F}’}_{y}}(x,y)\ne 0 \), ta có công thức:  \( {y}'(x)=-\frac{{{{{F}’}}_{x}}(x,y)}{{{{{F}’}}_{y}}(x,y)} \).

Ví dụ 3. Cho phương trình \( xy=\arctan y \). Tính  \( {y}'(0) \).

Hướng dẫn giải:

Thế  \( x=0 \) vào  \( xy=\arctan y \), ta được  \( y=0 \).

Đặt  \( F(x,y)=xy-\arctan y \), ta có:

 \( \left\{ \begin{align}  & {{{{F}’}}_{x}}=y \\  & {{{{F}’}}_{y}}=x-\frac{1}{1+{{y}^{2}}} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {y}'(x)=-\frac{y(1+{{y}^{2}})}{x+x{{y}^{2}}-1}\Rightarrow {y}'(0)=0 \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

Ví dụ 4. Tính hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm \( M(a,3)\,\,(a>5) \) nằm trên đường conic có phương trình

\( (C):8{{x}^{2}}+15{{y}^{2}}-24xy-16x+30y-1=0 \)

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

Do  \( M\in (C) \) và  \( a>5 \) nên  \( a=7\Rightarrow M(7,3) \).

Ta có  \( F=8{{x}^{2}}+15{{y}^{2}}-24xy-16x+30y-1=0 \).

Suy ra  \( {{{F}’}_{x}}=16x-24y-16 \) và  \( {{{F}’}_{y}}=30y-24x+30 \).

Vậy  \( {y}'(x)=-\frac{{{{{F}’}}_{x}}}{{{{{F}’}}_{y}}}=-\frac{16x-24y-16}{30y-24x+30}\Rightarrow {y}'(7)=\frac{1}{2} \).

Cách khác:

Đạo hàm hai vế phương trình của (C) theo biến x, ta được:

 \( 16x+30y{y}’-24(y+x{y}’)-16+30{y}’=0 \).

Thay  \( x=7 \) và  \( y=3 \), ta được  \( {y}'(7)=\frac{1}{2} \).

3. Hàm số ẩn hai biến

+ Định nghĩa 1.11. Cho hàm số ba biến  \( F(x,y,z) \) xác định trong miền mở  \( \Omega \subset {{\mathbb{R}}^{3}} \) chứa điểm  \( {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}},{{z}_{0}}) \). Giả sử với mọi  \( (x,y) \) thuộc lân cận của  \( ({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \), tồn tại  giá trị z duy nhất sao cho  \( (x,y,z)\in \Omega  \) và  \( F(x,y,z)=0 \). Khi đó,  \( z=z(x,y) \) được gọi là hàm số ẩn hai biến x và y xác định bởi phương trình  \( F(x,y,z)=0 \).

Giả sử các hàm số ở trên đều khả vi, đạo hàm riêng hai vế của phương trình  \( F(x,y,z)=0 \) lần lượt theo x và y ta được:

 \( {{{F}’}_{x}}+{{{F}’}_{z}}\cdot {{{z}’}_{x}}=0 \) và  \( {{{F}’}_{y}}+{{{F}’}_{z}}\cdot {{{z}’}_{y}}=0 \).

Vậy, với  \( {{{F}’}_{z}}\ne 0 \) ta có công thức:  \( {{{z}’}_{x}}=-\frac{{{{{F}’}}_{x}}}{{{{{F}’}}_{z}}},\,\,{{{z}’}_{y}}=-\frac{{{{{F}’}}_{y}}}{{{{{F}’}}_{z}}} \).

Ví dụ 5. Tính \( {{{z}’}_{x}} \) và  \( {{{z}’}_{y}} \), trong đó hàm ẩn  \( z(x,y) \) thỏa phương trình  \( xyz=\cos (x+y+z) \).

Hướng dẫn giải:

Ta có  \( F(x,y,z)=xyz-\cos (x+y+z) \), suy ra:  \( \left\{ \begin{align}  & {{{{F}’}}_{x}}=yz+\sin (x+y+z) \\  & {{{{F}’}}_{y}}=xz+\sin (x+y+z) \\  & {{{{F}’}}_{z}}=xy+\sin (x+y+z) \\ \end{align} \right. \).

Vậy \({{{z}’}_{x}}=-\frac{yz+\sin (x+y+z)}{xy+\sin (x+y+z)},\,\,{{{z}’}_{y}}=-\frac{xz+\sin (x+y+z)}{xy+\sin (x+y+z)}\).

Ví dụ 6. Tính \( {{{z}’}_{y}} \), với hàm ẩn  \( z(x,y) \) thỏa phương trình mặt cầu  \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z-2=0 \).

Hướng dẫn giải:

Ta có:  \( F={{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z-2\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{{{F}’}}_{y}}=2y+4 \\  & {{{{F}’}}_{z}}=2z-6 \\ \end{align} \right. \).

Vậy  \( {{{z}’}_{y}}(x,y)=-\frac{y+2}{x-3} \).

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu