3.2.2. Vi phân cấp cao

Giả sử x là biến độc lập và hàm  \( y=f(x) \) khả vi trong lân cận nào đó của điểm  \( {{x}_{0}} \). Vi phân thứ nhất  \( df={f}'(x)dx \) là hàm của hai biến x và dx, trong đó dx là số tùy ý không phụ thuộc vào x và do đó:  \( (dx{)}’=0 \).

Vi phân cấp hai (hay vi phân cấp hai)  \( {{d}^{2}}f \) của hàm  \( f(x) \) tại điểm  \( {{x}_{0}} \) được định nghĩa như là vi phân của hàm  \( df={f}'(x)dx \) tại điểm  \( {{x}_{0}} \) với các điều kiện sau đây:

(1) df phải được xem là hàm của chỉ một biến độc lập x (nói cách khác: khi tính vi phân của  \( {f}'(x)dx \) ta cần tính vi phân của  \( {f}'(x) \), còn dx được xem là hằng số);

(2) Số gia của biến độc lập x xuất hiện khi tính vi phân của  \( {f}'(x) \) được xem là bằng số gia đầu tiên, tức là bằng dx.

Như vậy theo định nghĩa, ta có:

 \( {{d}^{2}}f=d(df)=d\left( {f}'(x)dx \right)=\left( d{f}'(x) \right)dx={f}”(x)dxdx={f}”(x){{(dx)}^{2}} \).

Hay là:  \( {{d}^{2}}f={f}”(x)d{{x}^{2}},\,\,d{{x}^{2}}={{(dx)}^{2}}\,\,\,\,\,\,\,\,(3.6) \)

Bằng phương pháp quy nạp, đối với vi phân cấp n ta thu được công thức:  \( {{d}^{n}}f={{f}^{(n)}}(x)d{{x}^{n}}\,\,\,\,\,\,\,(3.7) \)

Vi phân cấp n (n>1) của biến độc lập x được xem là bằng 0, tức là  \( {{d}^{n}}x=0 \) với  \( n>1\,\,\,\,\,\,(3.8) \)

Nếu  \( \exists {{d}^{n}}f \) và  \( \exists {{d}^{n}}g \) và  \( \alpha ,\beta \in \mathbb{R} \) thì:

 \( {{d}^{n}}(\alpha f+\beta g)=\alpha {{d}^{n}}f+\beta {{d}^{n}}g\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.9) \)

 \( {{d}^{n}}fg=\sum\limits_{k=0}^{n}{C_{n}^{k}{{d}^{n-k}}f\cdot {{d}^{k}}g}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3.10) \)

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 1 - Calculus I Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Chú ý:

(a) Khi  \( n>1 \), các công thức (3.6) và (3.7) chỉ đúng khi x là biến độc lập. Đối với hàm hợp  \( y=y\left( x(t) \right) \) công thức (3.6) được khái quát như sau:

  \( {{d}^{2}}y=d(dy)=d({{{y}’}_{x}}dx)=d({{{y}’}_{x}}dx)+{{{y}’}_{x}}d(dx) \) và do đó  \( {{d}^{2}}y={{{y}”}_{xx}}d{{x}^{2}}+{{{y}’}_{x}}{{d}^{2}}x\,\,\,\,\,\,\,\,(3.11) \)

Trong trường hợp khi x là biến độc lập thì  \( {{d}^{2}}x=0 \) (xem (3.8)) và công thức (3.11) trùng với (3.6).

(b) Khi tính vi phân cấp n ta có thể biến đổi sơ bộ hàm đã cho. Chẳng hạn nếu f(x) là hàm hữu tỷ thì cần khai triển nó thành tổng hữu hạn các phân thức hữu tỷ cơ bản; nếu f(x) là hàm lượng giác thì cần hạ bậc nhờ các công thức hạ bậc, …

(c) Từ công thức (3.7) suy ra rằng:  \( {{f}^{(n)}}(x)=\frac{{{d}^{n}}f}{d{{x}^{n}}} \) tức là đạo hàm cấp n của hàm  \( y=f(x) \) tại một điểm nào đó bằng tỷ số giữa vi phân cấp n của hàm f(x) chia cho lũy thừa bậc n của vi phân của đối số.

Trong quá trình đăng tải bài giảng lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc hãy mua sách Giải bài tập Giải Tích 1 để được xem lời giải chi tiết của các dạng bài tập, xem nội dung đầy đủ và nhận được phiên bản cập nhật mới nhất của sách!

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 1

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc hãy mua sách Giải bài tập Giải Tích 1 để được xem đầy đủ chi tiết nội dung và xem phiên bản cập nhật mới nhất của sách!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu