2.3. Tích phân bội ba (Tích phân 3 lớp)

2.3.1. Bài toán mở đầu: Tính khối lượng vật thể

Bài toán: Cho vật thể V không đồng chất, biết khối lượng riêng là  \( \rho =\rho (x,y,z),\,\,(x,y,z)\in V \). Hãy tính khối lượng của vật thể V.

Cách tính: Tương tự như tích phân bội hai, ta chia V tùy ý làm n phần không dẫm lên nhau bởi một hệ thống các mặt cong. Gọi tên và thể tích các phần đó là  \( \Delta {{V}_{i}}\,\,(i=\overline{1,n}) \). Trong mỗi phần thứ i lấy điểm  \( {{P}_{i}}({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}}) \) tùy ý và gọi đường kính của phần đó là  \( {{d}_{i}}\,\,(i=\overline{1,n}) \). Khối lượng xấp xỉ của vật thể là: \(m=\sum\limits_{i=1}^{n}{\rho ({{P}_{i}})\Delta {{V}_{i}}}=\sum\limits_{i=1}^{n}{\rho ({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}})\Delta {{V}_{i}}}\).

Nếu tồn tại giới hạn  \( \underset{\max {{d}_{i}}\to 0}{\mathop{\lim }}\,\sum\limits_{i=1}^{n}{\rho ({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}})\Delta {{V}_{i}}} \) thì đó chính là khối lượng của vật thể đã cho. Trong thực tế nhiều bài toán dẫn đến việc tìm giới hạn của tổng dạng trên. Chính vì thế cần phải có định nghĩa toán học tích phân bội ba.

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

2.3.2. Định nghĩa tích phân bội ba

Cho hàm số  \( f(x,y,z) \) xác định trên miền  \( V\subset {{\mathbb{R}}^{3}} \).

+ Chia V tùy ý thành n mảnh nhỏ. Gọi tên và thể tích các mảnh đó là  \( \Delta {{V}_{i}},\,\,(i=\overline{1,n}) \), kí hiệu đường kính mảnh  \( \Delta {{V}_{i}} \) là  \( {{d}_{i}} \).

+ Lấy tùy ý  \( {{P}_{i}}({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}})\in \Delta {{V}_{i}},\,\,(i=\overline{1,n}) \).

+ Lập tổng  \( {{I}_{n}}=\sum\limits_{i=1}^{n}{f({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}})\Delta {{V}_{i}}} \), gọi đó là tổng tích phân bội ba của hàm  \( f(x,y,z) \) lấy trên miền V ứng với một phân hoạch và các điểm  \( {{P}_{i}}\in \Delta {{V}_{i}},\,\,i=\overline{1,n} \).

Khi  \( n\to \infty \)  sao cho  \( \max {{d}_{i}}\to 0 \) mà In hội tụ về I không phụ thuộc vào phân hoạch  \( \Delta {{V}_{1}} \) và cách chọn điểm  \( {{P}_{i}}\in \Delta {{V}_{i}},\,\,i=\overline{1,n} \) thì số I gọi là tích phân bội ba của  \( f(x,y,z) \) trên miền V, kí hiệu là  \( \iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dV} \).

Như vậy:  \( \iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dV}=\underset{\max {{d}_{i}}\to 0}{\mathop{\lim }}\,\sum\limits_{i=0}^{n}{f({{x}_{i}},{{y}_{i}},{{z}_{i}})\Delta {{V}_{i}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2.16) \)

Tương tự, ta cũng nói rằng  \( f(x,y,z) \) khả tích trên miền V.

+ Chú ý:

– Giống như tích phân kép, yếu tố thể tích dV được thay bằng  \( dxdydz \) và khi đó thường kí hiệu tích phân bội ba là:  \( \iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz} \).

– Tương tự như tích phân kép, tích phân bội ba không phụ thuộc vào kí hiệu biến lấy tích phân: \(\iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz}=\iiint\limits_{V}{f(u,v,w)dudvdw}\).

– Ý nghĩa cơ học: Nếu  \( f(x,y,z)\ge 0 \) trên miền V thì  \( \iiint\limits_{V}{f(x,y,z)dxdydz} \) là khối lượng của vật thể V khi vật thể đó có khối lượng riêng (mật độ hay tỉ khối) là  \( f(x,y,z) \).

– Rõ ràng thể tích V của vật thể V tính theo công thức:  \( V=\iiint\limits_{V}{dxdydz}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2.17) \)

– Điều kiện khả tích và tính chất của tích phân bội ba tương tự như tích phân kép.

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu