Định lí 2.1. Nếu hàm số \( f(x,y) \)liên tục trên miền D cho bởi hệ bất phương trình: \( \left\{ \begin{align} & a\le x\le b \\ & {{\varphi }_{1}}(x)\le y\le {{\varphi }_{2}}(x) \\ \end{align} \right. \) thì \( \iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy}=\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2.10) \)
Chứng minh: Trước hết xét \( f(x,y)\ge 0 \) và liên tục trên miền D: \( \left\{ \begin{align} & a\le x\le b \\ & {{\varphi }_{1}}(x)\le y\le {{\varphi }_{2}}(x) \\ \end{align} \right. \).
Trong đó \( {{\varphi }_{1}}(x),{{\varphi }_{2}}(x) \) liên tục trên \( [a;b] \).
Theo ý nghĩa hình học ta có: \( V=\iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy} \)
Trong đó V là thể tích hình trụ cong. Mặt khác, ứng dụng tích phân xác định ta lại có: \( V=\int\limits_{a}^{b}{S(x)dx} \), trong đó S(x) là diện tích thiết diện của hình trụ cong do mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm x tạo ra (H.2.2). Từ hình 2.2 ta thấy S(x) là diện tích hình thang cong nằm trên mặt phẳng Oyz (bằng phép tịnh tiến) giới hạn bởi trục Oy, các đường \( y={{\varphi }_{1}}(x),\,\,y={{\varphi }_{2}}(x) \) và đường cong \( z=f(x,y) \), với x cố định. Theo ý nghĩa tích phân xác định ta có: \( S(x)=\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy} \).
Suy ra: \(\iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy}=\int\limits_{a}^{b}{\left( \int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy} \right)dx}\).
Tích phân lặp trên được quy ước viết theo dạng: \( \int\limits_{a}^{b}{\left( \int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy} \right)dx}=\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy} \).
Bây giờ xét \( f(x,y) \) liên tục và có dấu bất kì trên miền D.
Xét các hàm số phụ sau: \( {{f}_{1}}(x,y)=\left\{ \begin{align} & f(x,y)\,\,\,\,\,\,\,\forall (x,y),\,f(x,y)\ge 0 \\ & 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\forall (x,y),\,f(x,y)<0 \\ \end{align} \right. \)
\( {{f}_{2}}(x,y)=\left\{ \begin{align} & -f(x,y)\,\,\,\,\,\,\,\forall (x,y),\,f(x,y)<0 \\ & 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\forall (x,y),\,f(x,y)\ge 0 \\ \end{align} \right. \).
Các hàm số \( {{f}_{1}}(x,y),\,\,{{f}_{2}}(x,y) \) liên tục và không âm trên miền D đồng thời \( f(x,y)={{f}_{1}}(x,y)-{{f}_{2}}(x,y) \).
Theo tính chất c) của tích phân bội và kết quả trên, ta được:
\( \iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy}=\iint\limits_{D}{{{f}_{1}}(x,y)dxdy}-\iint\limits_{D}{{{f}_{2}}(x,y)dxdy}=\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{{{f}_{1}}(x,y)dy}-\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{{{f}_{2}}(x,y)dy} \)
\( =\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{\left[ {{f}_{1}}(x,y)-{{f}_{2}}(x,y) \right]dy}=\int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy} \).
Vậy ta nhận được công thức (2.10). Nhự vậy, để tính tích phân kép ta đưa về tính tích phân lặp. Công thức (2.10) thể hiện tính tích phân theo biến y (trong khi coi x là hằng số) trước và theo biến x sau.
Chú ý:
(1) Nếu miền D cho bởi hệ bất phương trình: \( \left\{ \begin{align} & c\le y\le d \\ & {{\psi }_{1}}(y)\le x\le {{\psi }_{2}}(y) \\ \end{align} \right. \) thì nhận được công thức tính tích phân kép tương tự là: \( \iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy}=\int\limits_{c}^{d}{dy}\int\limits_{{{\psi }_{1}}(y)}^{{{\psi }_{2}}(y)}{f(x,y)dx}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2.11) \)
(2) Công thức thay đổi thứ tự lấy tích phân hay gọi là công thức Fubini. Trong trường hợp này, miền D có tính chất: Mỗi đường thẳng song song với trục tọa độ cắt miền D nhiều nhất ở hai điểm. Khi đó tồn tại hình chữ nhật: \( \left\{ \begin{align} & a\le x\le b \\ & c\le y\le d \\ \end{align} \right. \) có cạnh tiếp xúc với biên của miền D (H.2.3).
Giả sử \( \overset\frown{ADB},\,\overset\frown{ACB} \) có phương trình là: \( y={{\varphi }_{1}}(x),\,\,y={{\varphi }_{2}}(x),\,\,a\le x\le b,\,\,\overset\frown{CAD},\,\,\overset\frown{CBD} \) có phương trình là: \( x={{\psi }_{1}}(y),\,\,x={{\psi }_{2}}(y),\,\,c\le y\le d \).
Tứ công thức (2.10), (2.11) nhận được công thức Fubini sau đây: \( \int\limits_{a}^{b}{dx}\int\limits_{{{\varphi }_{1}}(x)}^{{{\varphi }_{2}}(x)}{f(x,y)dy}=\int\limits_{c}^{d}{dy}\int\limits_{{{\psi }_{1}}(y)}^{{{\psi }_{2}}(y)}{f(x,y)dx}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2.12) \)
(3) Khi miền D không có tính chất đã nêu trên thì có thể chia miền D thành một số hữu hạn các miền \( {{D}_{1}},{{D}_{2}},…,{{D}_{n}} \) có tính chất mô tả ở hình H.2.3 sau đó áp dụng tính chất a) của tích phân kép.
(4) Khi miền D là hình chữ nhật \( a\le x\le b,\,\,c\le y\le d \) và hàm \( f(x,y)={{h}_{1}}(x)\cdot {{h}_{2}}(y) \) thường gọi \( f(x,y) \) là hàm có biến số phân li thì công thức (2.10) trở thành:
\( \iint\limits_{D}{f(x,y)dxdy}=\int\limits_{a}^{b}{{{h}_{1}}(x)dx}\cdot \int\limits_{c}^{d}{{{h}_{2}}(y)dy} \).
Ví dụ 1. Tính tích phân sau: \( \iint\limits_{D}{{{x}^{2}}ydxdy} \), trong đó D là miền giới hạn bởi các đường \( y=0,\,\,y=2x \) và \( x=a,\,\,a>0 \).
Hướng dẫn giải:
Để có hệ phương trình mô tả miền D trước hết phải vẽ miền D (H.2.4).
Vậy \( D:\left\{ \begin{align} & 0\le x\le a \\ & 0\le y\le 2x \\ \end{align} \right. \) hoặc \( D:\left\{ \begin{align} & 0\le y\le 2a \\ & \frac{y}{2}\le x\le a \\ \end{align} \right. \).
\( \iint\limits_{D}{{{x}^{2}}ydxdy}=\int\limits_{0}^{a}{dx}\int\limits_{0}^{2x}{{{x}^{2}}ydy}=\int\limits_{0}^{a}{{{x}^{2}}\left. \frac{{{y}^{2}}}{2} \right|_{0}^{2x}dx}=2\int\limits_{0}^{a}{{{x}^{4}}dx}=\left. \frac{2}{5}{{x}^{5}} \right|_{0}^{a}=\frac{2}{5}{{a}^{5}} \).
Ví dụ 2. Tính tích phân: \( I=\iint\limits_{0}{xydxdy} \), với D giới hạn bởi các đường \( y=x-4 \) và \( {{y}^{2}}=2x \).
Hướng dẫn giải:
Vẽ miền D (H.2.5)
Để vẽ được miền D trước hết phải tìm giao của các đường bằng cách giải hệ phương trình:
\( \left\{ \begin{align} & y=x-4 \\ & {{y}^{2}}=2x \\ \end{align} \right. \).
Ta suy ra: \( \left\{ \begin{align} & x=\frac{{{y}^{2}}}{2} \\ & y=\frac{{{y}^{2}}}{2}-4 \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=\frac{{{y}^{2}}}{2} \\ & {{y}^{2}}-2y-8=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \begin{cases} x=\frac{{{y}^{2}}}{2} \\\left[\begin{array}{l} y=4 \\ y=-2 \end{array}\right.\end{cases} \) \( \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \begin{cases} x=2 \\ y=-2 \end{cases} \\ \begin{cases} x=8 \\ y=4 \end{cases} \\\end{array}\right. \).
Ta mô ta miền D như sau:
\( D:\left\{ \begin{align} & -2\le y\le 4 \\ & \frac{{{y}^{2}}}{2}\le x\le y+4 \\ \end{align} \right. \) hoặc \( D={{D}_{1}}\cup {{D}_{2}} \).
Với \( {{D}_{1}}:\left\{ \begin{align} & 0\le x\le 2 \\ & -\sqrt{2x}\le y\le \sqrt{2x} \\ \end{align} \right. \), \( {{D}_{2}}:\left\{ \begin{align} & 2\le x\le 8 \\ & x-4\le y\le \sqrt{2x} \\ \end{align} \right. \).
Trong trường hợp này nên áp dụng công thức (2.11) tức là lấy tích phân lặp theo biến x trước và theo biến y sau:
\(I=\int\limits_{-2}^{4}{dy}\int\limits_{\frac{{{y}^{2}}}{2}}^{y+2}{xydx}=\int\limits_{-2}^{4}{y\cdot \left. \frac{{{x}^{2}}}{2} \right|_{\frac{{{y}^{2}}}{2}}^{y+4}dx}=\frac{1}{2}\int\limits_{-2}^{4}{y\left( {{y}^{2}}+8y+16-\frac{{{y}^{2}}}{4} \right)dy}=\frac{1}{2}\left. \left( \frac{1}{4}{{y}^{4}}+\frac{8}{3}{{y}^{3}}+8{{y}^{2}}-\frac{{{y}^{6}}}{24} \right) \right|_{-2}^{4}=90\).
Ví dụ 3. Hãy thay đổi thứ tự lấy tích phân sau: \( I=\int\limits_{0}^{1}{dx}\int\limits_{x}^{\sqrt{2-{{x}^{2}}}}{f(x,y)dy} \).
Hướng dẫn giải:
Vẽ miền D trên cơ sở đã biết các cận của tích phân. Theo dầu bài miền D giới hạn bởi các đường: \( x=0,\,\,x=1,\,\,y=x,\,\,y=\sqrt{2-{{x}^{2}}} \).
Đường có phương trình \( y=\sqrt{2-{{x}^{2}}} \) chính là nửa đường tròn: \( \left\{ \begin{align} & {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=2 \\ & y\ge 0 \\ \end{align} \right. \).
Do tính không trơn của biên miền D nên ta mô tả: \( D={{D}_{1}}\cup {{D}_{2}} \).
Trong đó: \( {{D}_{1}}:\left\{ \begin{align} & 0\le y\le 1 \\ & 0\le x\le y \\ \end{align} \right.,\,\,\) \( {{D}_{2}}:\left\{ \begin{align} & 1\le y\le \sqrt{2} \\ & 0\le x\le \sqrt{2-{{y}^{2}}} \\ \end{align} \right. \).
Vậy \(I=\int\limits_{0}^{1}{dx}\int\limits_{x}^{\sqrt{2-{{x}^{2}}}}{f(x,y)dy}=\int\limits_{0}^{1}{dy}\int\limits_{0}^{y}{f(x,y)dx}+\int\limits_{1}^{\sqrt{2}}{dy}\int\limits_{0}^{\sqrt{2-{{y}^{2}}}}{f(x,y)dx}\).
Ví dụ 4. Tính thể tích V của vật thể giới hạn bởi các mặt \( z=0,\,\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}={{R}^{2}},\,\,z={{y}^{2}} \).
Hướng dẫn giải:
Vật thể được mô tả bởi hình H.2.7. Vật thể đối xứng qua mặt tọa độ Oxz và Oyz. Ta xét phần vật thể trong góc phần tám thứ nhất, phần vật thể này được giới hạn bởi các mặt: \( z=0,\,\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}={{R}^{2}},\,\,x\ge 0,\,\,y\ge 0 \) và \( z={{y}^{2}} \).
Vậy \( V=4\iint\limits_{D}{{{y}^{2}}dxdy} \) trong đó D là phần tư hình tròn \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}={{R}^{2}},\,\,x\ge 0,\,\,y\ge 0 \).
Rõ ràng \( D:\left\{ \begin{align} & 0\le x\le R \\ & 0\le y\le \sqrt{{{R}^{2}}-{{x}^{2}}} \\ \end{align} \right. \).
\( V=4\int\limits_{0}^{R}{dx}\int\limits_{0}^{\sqrt{{{R}^{2}}-{{x}^{2}}}}{{{y}^{2}}dy}=\frac{4}{3}\int\limits_{0}^{R}{{{({{R}^{2}}-{{x}^{2}})}^{\frac{3}{2}}}dx} \).
Đổi biến \( x=R\cos t\Rightarrow dx=-R\sin tdt \).
\( V=-\frac{4}{3}\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^{0}{{{R}^{4}}{{\sin }^{2}}tdt}=\frac{4}{3}{{R}^{4}}\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{{{\sin }^{4}}tdt}=\frac{4}{3}{{R}^{4}}\cdot \frac{\pi }{2}\cdot \frac{3!!}{4!!}=\frac{\pi {{R}^{4}}}{4} \). (Xem công thức Wallis)
Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!
Bài Giảng Toán Cao Cấp được xây dựng trên WordPress