2.3. Một số dạng phương trình vi phân thường gặp

1. Phương trình tách biến

+ Định nghĩa:

Phương trình tách biến (hay còn gọi là phương trình với biến phân ly) là phương trình vi phân có dạng  \( f(x)dx+g(y)dy=0\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \).

+ Phương pháp giải:

– Bước 1. Từ phương trình đã cho ta biến đổi để đưa về dạng (1).

– Bước 2. Lấy tích phân hai vế của (1), ta được nghiệm tổng quát  \( \int{f(x)dx}+\int{g(y)dy}=C \).

Ví dụ 1. Giải phương trình vi phân: \( {{\sin }^{2}}y\tan xdx+{{\cos }^{2}}x\cot ydy=0 \).

Hướng dẫn giải:

Biến đổi phương trình ta được  \( \frac{\tan x}{{{\cos }^{2}}x}dx+\frac{\cot y}{{{\sin }^{2}}y}dy=0 \).

Tích phân hai vế  \( \int{\frac{\tan x}{{{\cos }^{2}}x}dx}+\int{\frac{\cot y}{{{\sin }^{2}}y}dy}=C \)

Hay  \( \int{\tan xd(\tan x)}-\int{\cot yd(\cot y)}=C \)

Ta được:  \( {{\tan }^{2}}x-{{\cot }^{2}}y=2C \).

Vậy phương trình có nghiệm tổng quát là  \( {{\tan }^{2}}x-{{\cot }^{2}}y={{C}_{1}} \).

+ Chú ý: Trong ví dụ trên, do C và  \( {{C}_{1}}=2C \) đều là hằng số nên nếu khi không sợ bị nhầm lẫn, ta có thể viết lại nghiệm là  \( {{\tan }^{2}}x-{{\cot }^{2}}y=C \). Các hằng số trong các ví dụ sau đây hầu hết được viết lại cho gọn.

Ví dụ 2. Giải phương trình vi phân \( \frac{x}{1+{{x}^{2}}}dx+\frac{y}{1+{{y}^{2}}}dy=0 \).

Hướng dẫn giải:

Tích phân hai vế của phương trình, ta được:

 \( \int{\frac{x}{1+{{x}^{2}}}dx}+\int{\frac{y}{1+{{y}^{2}}}dy}=C\Leftrightarrow \int{\frac{1}{1+{{x}^{2}}}d(1+{{x}^{2}})}+\int{\frac{1}{1+{{y}^{2}}}d(1+{{y}^{2}})}=2C \)

Suy ra  \( \ln (1+{{x}^{2}})+\ln (1+{{y}^{2}})=2C\Rightarrow \ln \left[ (1+{{x}^{2}})(1+{{y}^{2}}) \right]=\ln \left| {{C}_{1}} \right| \).

Vậy phương trình có nghiệm tổng quát là  \( (1+{{x}^{2}})(1+{{y}^{2}})=C \).

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Ví dụ 3. Giải phương trình vi phân \( {y}’=xy(y+2) \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Phương trình có nghiệm tổng quát là  \( y=C{{e}^{{{x}^{2}}}}(y+2) \).

Ví dụ 4. Giải phương trình vi phân: \( {{x}^{2}}(y+1)dx+({{x}^{3}}-1)(y-1)dy=0 \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án:  phương trình có nghiệm tổng quát là  \( {{x}^{3}}-1=C{{(y+1)}^{6}}{{3}^{-3y}} \)

Ví dụ 5. Giải phương trình \( x{y}’+y={{y}^{2}} \) với điều kiện  \( y(1)=\frac{1}{2} \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án:   \( y=\frac{1}{x+1} \).

2. Phương trình đưa về dạng tách biến

Phương trình vi phân đưa về tách tách biến là  \( {y}’=f\left( \frac{{{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y+{{c}_{1}}}{{{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y+{{c}_{2}}} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(*) \)

Trong đó  \( \left| \begin{matrix}   {{a}_{1}} & {{b}_{1}}  \\   {{a}_{2}} & {{b}_{2}}  \\\end{matrix} \right|=0\Rightarrow {{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y=\alpha (ax+by)\,\,\,\,\,(\alpha \in \mathbb{R}) \).

Để giải (*), ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1. Đổi biến  \( u={{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y\Rightarrow {u}’={{a}_{1}}+{{b}_{1}}{y}’ \).

– Bước 2. Phương trình (*) trở thành phương trình vi phân tách biến

 \( \frac{{u}’-{{a}_{1}}}{{{b}_{1}}}=f\left( \frac{u+{{c}_{1}}}{\alpha u+{{c}_{2}}} \right)\Rightarrow \frac{{u}’-{{a}_{1}}}{{{b}_{1}}}=g(u) \).

Ví dụ 6. Giải phương trình vi phân \( {y}’=\frac{x+y}{x+y-1} \).

Hướng dẫn giải:

Đổi biến  \( u=x+y\Rightarrow {y}’={u}’-1 \).

Phương trình đã cho trở thành:  \( {u}’-1=\frac{u}{u-1}\Rightarrow \frac{u-1}{2u-1}du=dx \).

Suy ra  \( \int{\left( 1-\frac{1}{2u-1} \right)du}=2\int{dx}\Rightarrow u-\frac{1}{2}\ln \left| 2u-1 \right|=2x+C\Rightarrow 2u-1={{e}^{2u-4x-2C}} \).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm tổng quát là  \( 2x-2y-1=C{{e}^{2y-2x}} \).

Ví dụ 7. Giải phương trình vi phân: \( (2x-3y+4)dy+(9y-6x-1)dx=0 \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: phương trình đã cho có nghiệm tổng quát là:  \( 14x-21y-5=C{{e}^{\frac{7}{11}(y-3x)}} \).

3. Phương trình đẳng cấp

+ Định nghĩa: Phương trình đẳng cấp là phương trình vi phân có dạng  \( {y}’=f\left( \frac{y}{x} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \).

+ Phương pháp giải:

– Bước 1. Đặt  \( u=\frac{y}{x}\Rightarrow {y}’=u+x{u}’ \).

– Bước 2. Phương trình (2) trở thành phương trình tách biến:  \( u+x{u}’=f(u)\Rightarrow \frac{du}{f(u)-u}=\frac{dx}{x} \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

Ví dụ 8. Giải phương trình vi phân \( {y}’=\frac{y}{x}+\frac{y}{x}\ln \frac{y}{x} \).

Hướng dẫn giải:

Đặt  \( u=\frac{y}{x} \), phương trình trở thành  \( u+x{u}’=u+u\ln u \) hay  \( x\frac{du}{dx}=u\ln u \).

Suy ra  \( \frac{du}{u\ln u}=\frac{dx}{x}\Rightarrow \int{\frac{1}{\ln u}d(\ln u)}=\int{\frac{1}{x}dx} \).

Hay  \( \ln \left| \ln u \right|=\ln \left| x \right|+C\Rightarrow \ln \left| \ln u \right|=\ln \left| Cx \right| \)

Suy ra  \( \ln u=Cx\Rightarrow \frac{y}{x}={{e}^{Cx}} \).

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là  \( y=x{{e}^{Cx}} \).

Ví dụ 9.  Giải phương trình vi phân \( x{y}’\ln \frac{y}{x}=y\ln \frac{y}{x}+x \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: nghiệm tổng quát của phương trình là  \( \ln x=\frac{y}{x}\left( \ln \frac{y}{x}-1 \right)+C \).

4. Phương trình đưa về đẳng cấp

+ Dạng 1:  \( {y}’=f(x,y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \), trong đó, f(x,y) là hàm đẳng cấp bậc 0, nghĩa là  \( f(tx,ty)=f(x,y)\,\,\,(\forall t\ne 0) \).

Để giải (3), ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1. Chia tử và mẫu của f(x,y) cho  \( {{x}^{n}} \) (n bậc của tử và mẫu).

– Bước 2. Biến đổi (3) về dạng  \( {y}’=\varphi \left( \frac{y}{x} \right) \), rồi giải tiếp như (2).

+ Dạng 2:  \( {y}’=f\left( \frac{{{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y+{{c}_{1}}}{{{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y+{{c}_{2}}} \right)\,\,\,\,\,\,\,(4) \), trong đó  \( \left| \begin{matrix}   {{a}_{1}} & {{b}_{1}}  \\   {{a}_{2}} & {{b}_{2}}  \\\end{matrix} \right|\ne 0 \).

Để giải (4), ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1. Giải hệ  \( \left\{ \begin{align}  & {{a}_{1}}x+{{b}_{1}}y+{{c}_{1}}=0 \\  & {{a}_{2}}x+{{b}_{2}}y+{{c}_{2}}=0 \\ \end{align} \right. \) ta được nghiệm  \( ({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \).

– Bước 2. Đổi biến  \( x=X+{{x}_{0}},\,\,y=Y+{{y}_{0}} \), ta được:

 \( (4)\Rightarrow {Y}’=f\left( \frac{{{a}_{1}}(X+{{x}_{0}})+{{b}_{1}}(Y+{{y}_{0}})+{{c}_{1}}}{{{a}_{1}}(X+{{x}_{0}})+{{b}_{2}}(Y+{{y}_{0}})+{{c}_{2}}} \right)\Rightarrow {Y}’=f\left( \frac{{{a}_{1}}X+{{b}_{1}}Y}{{{a}_{2}}X+{{b}_{2}}Y} \right)\Rightarrow {Y}’=f\left( \frac{{{a}_{1}}+{{b}_{1}}\frac{Y}{X}}{{{a}_{2}}+{{b}_{2}}\frac{Y}{X}} \right) \).

– Bước 3. Đặt  \( u=\frac{Y}{X} \) ta được phương trình vi phân đẳng cấp.

Ví dụ 10. Giải phương trình vi phân \( ydx+(y-x)dy=0 \) với điều kiện đầu  \( y(2)=1 \).

Hướng dẫn giải:

Biến đổi phương trình trở thành  \( \frac{dy}{dx}=\frac{y}{x-y} \) hay  \( {y}’=\frac{\frac{y}{x}}{1-\frac{y}{x}} \).

Đổi biến  \( u=\frac{y}{x} \), ta được:  \( u+x{u}’=\frac{u}{1-u}\Leftrightarrow \frac{1-u}{{{u}^{2}}}du=\frac{dx}{x} \).

Suy ra  \( \int{\left( \frac{1}{{{u}^{2}}}-\frac{1}{u} \right)du}=\int{\frac{1}{x}dx}\Rightarrow -\frac{1}{u}-\ln \left| u \right|+C=\ln \left| x \right| \)

 \( \Rightarrow \ln \left| xu \right|=C-\frac{1}{u}\Rightarrow xu={{e}^{C-\frac{1}{u}}}\Rightarrow y=C{{e}^{-\frac{x}{y}}} \).

Thay  \( \left\{ \begin{align}  & x=2 \\  & y=1 \\ \end{align} \right. \) vào  \( y=C{{e}^{-\frac{x}{y}}} \), ta được  \( C={{e}^{2}} \).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm riêng là  \( y={{e}^{\frac{2y-x}{y}}} \).

Ví dụ 11. Giải phương trình vi phân \( {y}’=\frac{{{x}^{2}}-xy+{{y}^{2}}}{xy} \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án:  nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là  \( y-x=C\cdot {{e}^{-\frac{y}{x}}} \).

Ví dụ 12. Giải phương trình vi phân \( (x+y)dx-(x-y)dy=0 \) thỏa điều kiện đầu  \( y(1)=0 \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án:  nghiệm riêng của phương trình đã cho là  \( \sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}}={{e}^{\arctan \frac{y}{x}}} \).

Ví dụ 13. Giải phương trình vi phân \( {y}’=\frac{x+2y-3}{2x+y-6} \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: phương trình đã cho có nghiệm tổng quát là  \( {{(y-x+3)}^{3}}=C(y+x-3) \).

5. Phương trình vi phân toàn phần

+ Định nghĩa: Nếu hai hàm số P(x,y), Q(x,y) có các đạo hàm riêng liên tục trong miền mở  \( D\subset {{\mathbb{R}}^{2}} \), thỏa điều kiện  \( {{{Q}’}_{x}}(x,y)={{{P}’}_{y}}(x,y),\,\,\forall (x,y)\in D \) thì phương trình vi phân có dạng

 \( P(x,y)dx+Q(x,y)dy=0\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \) được gọi là phương trình vi phân toàn phần.

+ Nhận xét: Giả sử tồn tại hàm U(x,y) sao cho  \( d[U(x,y)]=P(x,y)dx+Q(x,y)dy \).

Khi đó, ta có  \( {{{U}’}_{x}}(x,y)=P(x,y),\,\,{{{U}’}_{y}}(x,y)=Q(x,y) \).

Mặt khác, từ đẳng thức  \( U(x,y)=C \), ta có:  \( d[U(x,y)]=dC\Rightarrow P(x,y)dx+Q(x,y)dy=0 \).

Suy ra, nghiệm tổng quát của (3) là  \( U(x,y)=C \).

+ Phương pháp giải: Từ nhận xét ở trên, ta có các bước giải (3) như sau:

– Bước 1. Tính các đạo hàm riêng, ta có:

 \( {{{U}’}_{x}}(x,y)=P(x,y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3a) \)

 \( {{{U}’}_{y}}(x,y)=Q(x,y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3b) \)

– Bước 2. Lấy tích phân (3a) theo biến x, ta được:  \( U(x,y)=\int{P(x,y)dx}=\varphi (x,y)+C(y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3c) \)

(trong đó C(y) là hàm theo biến y).

– Bước 3. Đạo hàm hai vế của (3c) theo biến y, ta được:  \( {{{U}’}_{y}}(x,y)={{{\varphi }’}_{y}}(x,y)+{C}'(y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3d) \)

– Bước 4. So sánh (3b) và (3d) ta có:  \( C(y)=\int{\left[ Q(x,y)-{{{{\varphi }’}}_{y}}(x,y) \right]dy} \).

Thay C(y) vào (3c) ta được hàm số  \( U(x,y) \).

Kết luận, phương trình (3) có nghiệm tổng quát là  \( U(x,y)=C \)

+ Định lí: Nếu hàm số P(x,y) và Q(x,y) có các đạo hàm riêng liên tục trong miền mở  \( D\subset {{\mathbb{R}}^{2}} chứa điểm {{M}_{0}}({{x}_{0}},{{y}_{0}}) \) thỏa điều kiện  \( {{{Q}’}_{x}}(x,y)={{{P}’}_{y}}(x,y),\,\,\forall (x,y)\in D \) thì

 \( U(x,y)=\int\limits_{{{x}_{0}}}^{x}{P(x,{{y}_{0}})dx}+\int\limits_{{{y}_{0}}}^{y}{Q(x,y)dy} \) và  \( U(x,y)=\int\limits_{{{x}_{0}}}^{x}{P(x,y)dx}+\int\limits_{{{y}_{0}}}^{y}{Q({{x}_{0}},y)dy} \) thỏa mãn đăng thức vi phân toàn phần  \( d[U(x,y)]=P(x,y)dx+Q(x,y)dy \).

Chứng minh:

Trong  \( D\subset {{\mathbb{R}}^{2}} \), ta chọn các điểm M(x,y) và  \( {{M}_{1}}(x+\Delta x,y) \) sao cho đoạn thẳng  \( M{{M}_{1}}\subset D \) và chọn  \( \overset\frown{{{M}_{0}}M} \) sao cho  \( \overset\frown{{{M}_{0}}M}\subset D \) (Hình 4.2.1).

Xét hàm  \( U(x,y)=\int\limits_{\overset\frown{{{M}_{0}}M}}{P(x,y)dx+Q(x,y)dy} \) do P(x,y) và Q(x,y) thỏa định lí tích phân không phụ thuộc vào đường cong lấy tích phân nên U(x,y) xác định.

Ta có:  \( {{{U}’}_{x}}(x,y)=\underset{\Delta x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{U(x+\Delta x,y)-U(x,y)}{\Delta x}=\underset{\Delta x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\Delta x}\left( \int\limits_{\overset\frown{{{M}_{0}}{{M}_{1}}}}{Pdx+Qdy}-\int\limits_{\overset\frown{{{M}_{0}}M}}{Pdx+Qdy} \right) \)

 \( =\underset{\Delta x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\Delta x}\int\limits_{M{{M}_{1}}}{Pdx+Qdy}=\underset{\Delta x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\Delta x}\int\limits_{x}^{x+\Delta x}{P(x,y)dx} \).

Theo định lí giá trị trung bình, ta được:  \( \frac{1}{\Delta x}\int\limits_{x}^{x+\Delta x}{P(x,y)dx}=P(\bar{x},y),\,\,\bar{x}\in (x,x+\Delta x) \).

Khi  \( \Delta x\to 0 \) thì  \( P(\bar{x},y)\to P(x,y) \), suy ra  \( {{{U}’}_{x}}(x,y)=\underset{\Delta x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\Delta x}\int\limits_{x}^{x+\Delta x}{P(x,y)dx}=P(x,y) \).

Chứng minh tương tự, ta cũng có  \( {{{U}’}_{y}}(x,y)=Q(x,y) \).

Suy ra  \( d[U(x,y)]=P(x,y)dx+Q(x,y)dy \).

Mặt khác (xem H.4.2.2), ta có:

 \( U(x,y)=\int\limits_{\overset\frown{{{M}_{0}}M}}{Pdx+Qdy}=\int\limits_{{{M}_{0}}A}{Pdx+Qdy}+\int\limits_{AM}{Pdx+Qdy} \)

 \( \Rightarrow U(x,y)=\int\limits_{{{x}_{0}}}^{x}{P(x,{{y}_{0}})dx}+\int\limits_{{{y}_{0}}}^{y}{Q(x,y)dy} \).

Tương tự:  \( U(x,y)=\int\limits_{{{M}_{0}}B}{Pdx+Qdy}+\int\limits_{BM}{Pdx+Qdy} \)

 \( \Rightarrow U(x,y)=\int\limits_{{{x}_{0}}}^{x}{P(x,y)dx}+\int\limits_{{{y}_{0}}}^{y}{Q({{x}_{0}},y)dy} \).

Ví dụ 14. Cho phương trình vi phân \( (3{{y}^{2}}+2xy+2x)dx+({{x}^{2}}+6xy+3)dy=0\,\,\,\,\,\,\,\,(*) \)

a) Chứng tỏ (*) là phương trình vi phân toàn phần.

b) Giải phương trình (*).

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

a) Ta có: \( \left\{ \begin{align} & P(x,y)=3{{y}^{2}}+2xy+2x \\  & Q(x,y)={{x}^{2}}+6xy+3 \\\end{align} \right.\Rightarrow {{{Q}’}_{x}}(x,y)={{{P}’}_{y}}(x,y)=6y+2x \)

.

Vậy (*) là phương trình vi phân toàn phần.

b) Ta có: \( \left\{ \begin{align} & {{{{U}’}}_{x}}(x,y)=P(x,y)=3{{y}^{2}}+2xy+2x\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \\  & {{U}_{y}}(x,y)=Q(x,y)={{x}^{2}}+6xy+3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \\ \end{align} \right. \).

Tích phân đẳng thức (1) theo biến x, ta được:  \( U(x,y)=\int{P(x,y)dx}=3x{{y}^{2}}+{{x}^{2}}y+{{x}^{2}}+C(y)\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \)

Đạo hàm đẳng thức (3) theo biến y, ta được:  \( {{{U}’}_{y}}(x,y)=6xy+{{x}^{2}}+{C}'(y)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4) \)

So sánh (2) và (4), ta được:  \( {C}'(y)=3\Rightarrow C(y)=3y\Rightarrow U(x,y)=3x{{y}^{2}}+{{x}^{2}}y+{{x}^{2}}+3y \).

Vậy (*) có nghiệm tổng quát là  \( 3x{{y}^{2}}+{{x}^{2}}y+{{x}^{2}}+3y=C \).

Cách khác:

Áp dụng định lí, chọn  \( {{x}_{0}}={{y}_{0}}=0 \), ta được:

 \( U(x,y)=\int\limits_{0}^{x}{(3\cdot {{0}^{2}}+2x\cdot 0+2x)dx}+\int\limits_{0}^{y}{({{x}^{2}}+6xy+3)dy}=\left. {{x}^{2}} \right|_{0}^{x}+\left. \left( {{x}^{2}}y+3x{{y}^{2}}+3y \right) \right|_{0}^{y}={{x}^{2}}+{{x}^{2}}y+3x{{y}^{2}}+3y \).

Vậy nghiệm của phương trình là  \( 3x{{y}^{2}}+{{x}^{2}}y+{{x}^{2}}+3y=C \).

Ví dụ 15. Giải phương trình vi phân toàn phần \( [(x+y+1){{e}^{x}}+{{e}^{y}}]dx+({{e}^{x}}+x{{e}^{y}})dy=0 \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: phương trình có nghiệm tổng quát là  \( (x+y){{e}^{x}}+x{{e}^{y}}=C \).

Ví dụ 16. Giải phương trình vi phân toàn phần \( (x+y-1)dx+({{e}^{y}}+x)dy=0 \).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: phương trình có nghiệm tổng quát là  \( \frac{{{x}^{2}}}{2}+xy-x+{{e}^{y}}=C \).

6. Phương trình tuyến tính

+ Định nghĩa: Phương trình tuyến tính là phương trình vi phân có dạng

 \( {y}’+p(x)y=q(x)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4) \) trong đó p(x) và q(x) là các hàm liên tục.

Khi  \( q(x)=0 \) thì (4) được gọi là phương trình tuyến tính thuần nhất.

+ Phương pháp giải:

Xét phương trình thuần nhất  \( {y}’+p(x)y=0 \), ta có:

 \( \frac{dy}{dx}=-p(x)y\Rightarrow \int{\frac{1}{y}dy}=-\int{p(x)dx}\Rightarrow \ln \left| y \right|=-\int{p(x)dx}\Rightarrow y={{e}^{-\int{p(x)dx}}} \).

Nhân hai vế của (4) với  \( {{e}^{\int{p(x)dx}}} \), ta được:

 \( {y}’\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}}+y\cdot p(x)\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}}=q(x)\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}} \).

Suy ra  \( \frac{d}{dx}\left( y\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}} \right)=q(x)\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}} \) hay \(y\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}}=\int{q(x)\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}}dx}+C\Rightarrow y={{e}^{-\int{p(x)dx}}}\left[ \int{q(x)\cdot {{e}^{\int{p(x)dx}}}dx}+C \right]\).

Vậy, để giải phương trình (4), ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1. Tìm biểu thức  \( A(x)={{e}^{-\int{p(x)dx}}} \).

– Bước 2. Tìm biểu thức  \( B(x)=\int{\frac{q(x)}{A(x)}dx} \).

– Bước 3. Nghiệm tổng quát của (4) là  \( y=A(x)\left[ B(x)+C \right] \).

+ Chú ý: Khi tính các tích phân ở các bước trên, ta nên chọn hằng số bằng 0.

Ví dụ 17. Giải phương trình vi phân thuần nhất \( {y}’-{{x}^{2}}y=0 \) thỏa điều kiện đầu  \( y(3)=-{{e}^{9}} \).

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

Ta có  \( p(x)=-{{x}^{2}} \) và  \( q(x)=0 \).

Suy ra  \( A(x)={{e}^{-\int{p(x)dx}}}={{e}^{\int{{{x}^{2}}dx}}}={{e}^{\frac{{{x}^{3}}}{3}}} \) và  \( B(x)=\int{\frac{q(x)}{A(x)}dx}=0 \).

Suy ra  \( y=C{{e}^{\frac{{{x}^{3}}}{3}}} \) là nghiệm tổng quát của phương trình.

Từ điều kiện đầu, ta có nghiệm riêng của phương trình là  \( y=-{{e}^{\frac{{{x}^{3}}}{3}}} \).

Nhận xét: Do  \( {y}’-{{x}^{2}}y=0 \) có dạng tách biến nên ta có thể giải như sau:

 \( {y}’-{{x}^{2}}y=0\Rightarrow \frac{dy}{y}={{x}^{2}}dx\Rightarrow \ln \left| y \right|=\frac{{{x}^{3}}}{3}+C\Rightarrow y=C{{e}^{\frac{{{x}^{3}}}{3}}} \).

7. Phương trình Bernoulli

+ Định nghĩa: Phương trình Bernoulli là phương trình vi phân có dạng  \( {y}’+p(x)y=q(x){{y}^{\alpha }}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(5) \)

Trong đó  \( \alpha \ne 0,\,\,\alpha \ne 1,\,\,p(x) \) và  \( q(x) \) là các hàm số liên tục.

+ Phương pháp giải::

– Bước 1. Chia hai vế của (5) cho  \( {{y}^{\alpha }} \), ta có:  \( \frac{{{y}’}}{{{y}^{\alpha }}}+p(x)\frac{y}{{{y}^{\alpha }}}=q(x)\Rightarrow {y}'{{y}^{-\alpha }}+p(x){{y}^{1-\alpha }}=q(x) \).

– Bước 2. Đặt  \( z={{y}^{1-\alpha }}\Rightarrow {z}’=(1-\alpha ){y}'{{y}^{-\alpha }} \), thay vào (5) ta được:

 \( {z}’+(1-\alpha )p(x)z=(1-\alpha )q(x) \) (Đây là phương trình tuyến tính của hàm z(x)).

Ví dụ 18. Giải phương trình vi phân \( {y}’+\frac{y}{x}=x{{y}^{2}} \), với  \( y(1)=1 \).

Hướng dẫn giải:

Chia hai vế của phương trình cho  \( {{y}^{2}} \), ta được:  \( {y}'{{y}^{-2}}+\frac{1}{x}\cdot {{y}^{-1}}=x \).

Đặt  \( z={{y}^{-1}}\Rightarrow {z}’=-{y}'{{y}^{-2}} \), phương trình trở thành:  \( -{z}’+\frac{1}{x}\cdot z=x\Rightarrow {z}’-\frac{1}{x}\cdot z=-x \).

Ta có:  \( A(x)={{e}^{\int{\frac{1}{x}dx}}}=x \) và  \( B(x)=-\int{dx}=-x \).

Suy ra  \( z=x(-x+C) \) hay  \( \frac{1}{y}=-{{x}^{2}}+Cx \).

Từ điều kiện đầu, ta có nghiệm của phương trình là  \( y=\frac{1}{2x-{{x}^{2}}} \).

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu