5.1. Chuỗi số

5.1.1. Các khái niệm chung

+ Định nghĩa chuỗi số và sự hội tụ của chuỗi số

(I) Cho dãy số thực  \( ({{a}_{n}}),\,\,{{a}_{n}}\in \mathbb{R} \) với mọi n.

Gọi  \( {{a}_{1}}+{{a}_{2}}+…+{{a}_{n}}+… \) là một chuỗi số thực.

Kí hiệu chuỗi số trên là \(\sum\limits_{k=1}^{\infty }{{{a}_{k}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\)

Số thực ak với k xác định gọi là số hạng thứ k của chuỗi, với k không xác định gọi là số hạng tổng quát của chuỗi. Sau đây là một vài chuỗi số đặc biệt:

 \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{(-1)}^{n-1}}\cdot \frac{1}{n}}=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{3}-…+{{(-1)}^{n-1}}\frac{1}{n}+…\) có số hạng tổng quát là  \( {{(-1)}^{n-1}}\frac{1}{n} \) .

 \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{(-1)}^{n-1}}}=1-1+1-1+…+{{(-1)}^{n-1}}+… \)

 \( \sum\limits_{k=0}^{\infty }{\frac{1}{{{2}^{k}}}}=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+…+\frac{1}{{{2}^{k}}}+… \) gọi là chuỗi cấp số nhân có công bội là  \( \frac{1}{2} \).

 \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{1}{n}}=1+\frac{1}{2}+…+\frac{1}{n}+… \) gọi là chuỗi điều hòa.

 \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{1}{{{n}^{\alpha }}}}=1+\frac{1}{{{2}^{\alpha }}}+\frac{1}{{{3}^{\alpha }}}+…+\frac{1}{{{n}^{\alpha }}}+… \) gọi là chuỗi Riemann với tham số  \( \alpha \) .

(II) Cho chuỗi số (1). Gọi tổng riêng thứ n của chuỗi (1) là:  \( {{S}_{n}}=\sum\limits_{i=1}^{n}{{{a}_{i}}} \).

Nếu  \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{S}_{n}}=S \) (hữu hạn) thì  nói rằng chuỗi số (1) hội tụ và có tổng là S, khi đó kí hiệu  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}}=S \). Nếu không xảy ra điều trên nói rằng chuỗi (1) phân kì.

(III) Nếu chuỗi (1) hội tụ về S thì gọi  \( {{R}_{n}}=S-{{S}_{n}} \) là phần dư thứ n của chuỗi . Theo trên suy ra: Để chuỗi (1) hội tụ về S thì cần và đủ là phần dư Rn hội tụ về 0.

+ Điều kiện hội tụ của chuỗi số

Từ điều kiện Cauchy cho dãy số hội tụ suy ra:

Định lí 1: Để chuỗi số (1) hội tụ thì cần và đủ là  \( \forall \varepsilon >0,\,\,\exists {{n}_{0}}:\forall n>{{n}_{0}},\,\,\forall p,n\in {{\mathbb{N}}^{*}} \)

 \( \Rightarrow \left| {{a}_{n}}+{{a}_{n+1}}+…+{{a}_{n+p}} \right|<\varepsilon \) .

Từ định nghĩa về sự hội tụ của chuỗi số suy ra:

Định lí 2: Điều kiện cần của chuỗi số hội tụ là số hạng tổng quát  \( {{a}_{n}} \) dần đến 0 khi  \( n\to \infty :\underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{a}_{n}}=0 \).

+ Tính chất của chuỗi số hội tụ

(I) Tính chất hội tụ hay phân kì của chuỗi số vẫn giữ nguyên khi thay đổi hữu hạn số hạng đầu tiên của chuỗi.

(II) Nếu chuỗi (1) hội tụ về S thì chuỗi  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{\lambda {{a}_{i}}} \) hội tụ về  \( \lambda S \). Thật vậy nếu gọi tổng riêng thứ n của (5.1) là Sn thì

 \( \sum\limits_{i=1}^{n}{\lambda {{a}_{i}}}=\lambda \sum\limits_{i=1}^{n}{{{a}_{i}}}=\lambda {{S}_{n}} \).

 \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{\lambda {{a}_{i}}}=\lambda S \)

(III) Nếu các chuỗi  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}} \) và  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{b}_{i}}} \) hội tụ tương ứng về A và B thì chuỗi  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{({{a}_{i}}+{{b}_{i}})} \) hội tụ về  \( A+B \).

Thật vậy  \( \sum\limits_{i=1}^{n}{({{a}_{i}}+{{b}_{i}})}=\sum\limits_{i=1}^{n}{{{a}_{i}}}+\sum\limits_{i=1}^{n}{{{n}_{i}}} \)

Qua giới hạn sẽ có  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{({{a}_{i}}+{{b}_{i}})}=A+B \).

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

5.1.2. Chuỗi số dương

Sau đây xét chuỗi số  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}} \) với  \( {{a}_{i}}\in \mathbb{R}_{+}^{*} \) các kết quả sẽ được chuyển sang cho chuỗi số  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}} \) với  \( {{a}_{i}}\in \mathbb{R}_{-}^{*} \) .

+ Điều kiện hội tụ của chuỗi số dương

Định lí: Chuỗi số dương hội tụ khi và chỉ khi dãy tổng riêng của nó bị chặn trên.

 \( {{S}_{n}}\le M,\,\,\forall n\in \mathbb{N} \).

+ Các tiểu chuẩn về sự hội tụ:

(I) Các định lí so sánh.

Cho 2 chuỗi số dương  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}}\,\,\,\,\,\,\,(a)\) và  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{b}_{i}}}\,\,\,\,\,\,\,(b)  \)

– Định lí 1: Giả sử  \( {{a}_{n}}\le {{b}_{n}},\,\,\forall n\ge {{n}_{0}},\,\,{{n}_{0}}\in {{\mathbb{N}}^{*}} \).

Khi đó: Nếu chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) hội tụ.

Nếu chuỗi (a) phân kì thì chuỗi (b) phân kì.

– Định lí 2: Giả sử  \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}=k \).

Khi đó: Nếu  \( 0<k<+\infty \)  hai chuỗi (a) và (b) cùng hội tụ hoặc cùng phân kì.

Nếu  \( k=0 \) và chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) hội tụ.

Nếu  \( k=\infty \)  và chuỗi (b) phân kì thì chuỗi (a) phân kì.

(II) Các tiêu chuẩn hội tụ.

– Tiêu chuẩn D’Alembert.

Gọi  \( ({{D}_{n}})=\left( \frac{{{a}_{n+1}}}{{{a}_{n}}} \right) \) là dãy D’Alembert.

Nếu tồn tại số  \( q\in \mathbb{R}_{+}^{*} \) sao cho  \( {{D}_{n}}\le q<1 \) thì chuỗi hội tụ.

Nếu  \( {{D}_{n}}\ge 1 \) thì chuỗi phân kì.

Định lí: Giả sử  \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{D}_{n}}=D \), khi đó:

Nếu  \( D>1 \) thì chuỗi phân kì;  \( D<1 \) thì chuỗi hội tụ;  \( D=1 \) thì chưa thể kết luận được.

– Tiểu chuẩn Cauchy.

Gọi  \( ({{C}_{n}})=\left( \sqrt[n]{{{a}_{n}}} \right) \) là dãy Cauchy.

Nếu tồn tại số  \( q\in R_{+}^{*} \) sao cho  \( {{C}_{n}}\le q<1 \) thì chuỗi số hội tụ.

Nếu  \( {{C}_{n}}\ge 1 \) thì chuỗi số phân kì.

Định lí: Giả sử  \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{C}_{n}}=C \) khi đó:

Nếu  \( C>1 \) thì chuỗi phân kì;  \( C<1 \) thì chuỗi hội tụ;  \( C=1 \) thì chưa thể kết luận được.

– Tiêu chuẩn tích phân Cauchy-Maclaurin.

Giả sử f(x) dương và liên tục trên  \( [1;+\infty ) \) thỏa mãn các điều kiện.

 \( \left\{ \begin{align}  & f(x)\,\,\text{gi }\!\!\P\!\!\text{ m v }\!\!\grave{\mathrm{O}}\!\!\text{  }0\text{ khi }x\to \infty  \\  & f(n)={{a}_{n}},\,\,\forall n=1,2,… \\ \end{align} \right. \).

Khi đó chuỗi  \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{a}_{n}}} \) hội tụ hay phân kì cùng với sự hội tụ hay phân kì của tích phân  \( \int\limits_{1}^{+\infty }{f(x)dx} \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

5.1.3. Chuỗi đan dấu

+ Định nghĩa chuỗi đan dấu

Chuỗi số có dạng \(\sum\limits_{k=1}^{\infty }{{{(-1)}^{k+1}}{{a}_{k}}}\) trong đó \({{a}_{k}}>0,\,\,\forall k\,\,\,\,\,\,(2)\) hoặc \(\sum\limits_{k=1}^{\infty }{{{(-1)}^{k}}{{a}_{k}}}\) trong đó \({{a}_{k}}>0,\,\,\forall k\) gọi là chuỗi đan dấu.

Chẳng hạn \(\sum\limits_{n=0}^{\infty }{{{(-1)}^{n}}\cdot \frac{1}{n+1}},\,\,\sum\limits_{n=1}^{\infty }{\frac{{{(-1)}^{n}}}{{{n}^{2}}}}\) là các chuỗi đan dấu.

+ Điều kiện hội tụ của chuỗi đan dấu

Định lí Leibnitz: Cho chuỗi (2) nếu dãy  \( ({{a}_{n}}) \) thỏa mãn các điều kiện:

 \( \bullet  \)Dãy  \( ({{a}_{n}}) \) đợn điệu giảm:  \( {{a}_{n}}>{{a}_{n+1}},\,\,\forall n\in \mathbb{N} \).

\(\bullet \,\,\underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,{{a}_{n}}=0\)

Thì chuỗi (2) hội tụ về tổng S và  \( S<{{a}_{1}} \).

5.1.4. Chuỗi có số hạng mang dấu bất kì

+ Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Cho chuỗi số bất kì \(\sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}},\,\,{{a}_{i}}\in \mathbb{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(a)\)

Lập chuỗi số dương  \( \sum\limits_{i=1}^{n}{\left| {{a}_{i}} \right|}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(b) \)

(I) Nếu chuỗi (a) hội tụ và chuỗi (b) phân kì thì nói rằng chuỗi (a) bán hội tụ.

(II) Nếu chuỗi (a) và (b) cùng hội tụ thì nói rằng chuỗi (a) hội tụ tuyệt đối.

Định lí: Nếu chuỗi (b) hội tụ thì chuỗi (a) cũng hội tụ.

+ Một số tính chất của chuỗi bán hội tụ và hội tụ tuyệt đối

(I) Nếu chuỗi đã cho là bán hội tụ thì có thể lấy số  \( {{S}^{*}} \) tùy ý (hữu hạn hoặc vô hạn) để sao cho khi thay đổi vị trí các số hạng được chuỗi mới hội tụ về  \( {{S}^{*}} \). Nói cách khác, trong trường hợp này tính chất giao hoán, tính chất kết hợp không còn đúng đối với tổng vô hạn.

(II) Nếu chuỗi đã cho hội tụ về S và là hội tụ tuyệt đối thì chuỗi mới nhận được bằng cách thay đổi vị trí các số hạng hoặc bằng cách nhóm một số hữu hạn các số hạng lại cũng hội tụ về S và cũng là hội tụ tuyệt đối. Nói cách khác trong trường hợp này tính chất giao hoán và kết hợp được giữ nguyên đối với chuỗi vô hạn.

(III) Cho hai chuỗi  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}} \) và  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{b}_{i}}} \).

Lập bảng số:

 \( \begin{array}{*{35}{l}}  {{a}_{1}}{{b}_{1}} & {{a}_{2}}{{b}_{1}} & {{a}_{3}}{{b}_{1}} & … & {{a}_{k}}{{b}_{1}}…  \\  {{a}_{1}}{{b}_{2}} & {{a}_{2}}{{b}_{2}} & {{a}_{3}}{{b}_{2}} & … & {{a}_{k}}{{b}_{2}}…  \\   … & … & … & … & …  \\   {{a}_{1}}{{b}_{j}} & {{a}_{2}}{{b}_{j}} & {{a}_{3}}{{b}_{j}} & … & {{a}_{k}}{{b}_{j}}…  \\\end{array} \)

Lập dãy số:

 \( ({{u}_{n}}) \) với  \( {{u}_{1}}={{a}_{1}}{{b}_{1}},\,\,{{u}_{2}}={{a}_{1}}{{b}_{2}}+{{a}_{2}}{{b}_{1}},… \)

 \( ({{v}_{n}}) \) với  \( {{v}_{1}}={{a}_{1}}{{b}_{1}},\,\,{{v}_{2}}={{a}_{1}}{{b}_{2}}+{{a}_{2}}{{b}_{2}}+{{a}_{2}}{{b}_{1}},… \)

Các chuỗi  \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{u}_{n}}} \) và  \( \sum\limits_{n=1}^{\infty }{{{v}_{n}}} \)gọi là chuỗi tích của hai chuỗi đã cho.

Nếu hai chuỗi đã cho hội tụ tương ứng về  \( {{S}_{1}},{{S}_{2}} \) và là hội tụ tuyệt đối thì các chuỗi tích của chúng hội tụ về  \( {{S}_{1}},{{S}_{2}} \) và là hội tụ tuyệt đối.

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu