5.3. Chuỗi lũy thừa

5.3.1. Các khái niệm chung về chuỗi lũy thừa

+ Định nghĩa chuỗi lũy thừa

Một chuỗi hàm có dạng  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}},{{x}^{i}}},\,\,{{a}_{i}}\in \mathbb{R},\,\,\forall i\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4) \) hoặc  \( \sum\limits_{i=1}^{\infty }{{{a}_{i}}{{(x-a)}^{i}}},\,\,a \) là hằng số.

Gọi là một chuỗi lũy thừa. Trong chuỗi lũy thừa trên  \( {{a}_{i}} \) là các hằng số ( \( i=1,2,… \)) gọi là các hệ số của chuỗi lũy thừa.

+ Tính chất hội tụ của chuỗi lũy thừa

Định lí Abel: Nếu chuỗi lũy thừa (4) hội tụ tại  \( x={{x}_{0}}\ne 0 \) thì hội tụ tuyệt đối tại mọi điểm x thỏa mãn  \( \left| x \right|<\left| {{x}_{0}} \right| \).

Nếu chuỗi lũy thừa (4) phân kì tại  \( x={{x}_{1}} \) thì phân kì tại mọi điểm x thỏa mãn  \( \left| x \right|>\left| {{x}_{1}} \right| \).

+ Bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa

Định lí 1: Đối với chuỗi lũy thừa (4) luôn tồn tại số  \( R\ge 0 \) để chuỗi hội tụ tuyệt đối trong khoảng  \( (-R,R) \), phân kì trong các khoảng  \( (-\infty ,-R),\,\,(R,+\infty ) \). Số R thỏa mãn điều kiện trên gọi là bán kính hội tụ của chuỗi (5.16).

Định lí 2: (Quy tắc tìm bán kính hội tụ)

Nếu \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\left| \frac{{{a}_{n+1}}}{{{a}_{n}}} \right|=\rho \)  hoặc  \( \underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\sqrt[n]{\left| {{a}_{n}} \right|}=\rho \) , thì  \( R=\left\{ \begin{align}  & \frac{1}{\rho }\,\,\,\,\,\text{nếu }\,\,\,\,0<\rho <+\infty  \\  & 0\,\,\,\,\,\text{nếu }\,\,\,\,\rho =\infty  \\  & \infty \,\,\,\,\,\text{nếu }\,\,\,\,\rho =0 \\ \end{align} \right. \).

 \( R=0 \) nghĩa là chuỗi lũy thừa chỉ hội tụ tại  \( x=0 \)

 \( R=\infty \)  nghĩa là chuỗi lũy thừa hội tụ tại mọi x.

+ Tính chất của chuỗi lũy thừa

Giả sử chuỗi lũy thừa (4) có bán kính hội tụ  \( R>0 \) và [a,b] là đoạn tùy ý chứa trong khoảng  \( (-R,R) \).

Tính chất 1: Chuỗi lũy thừa hội tụ đều trên [a,b].

Tính chất 2: Chuỗi lũy thừa hội tụ đều về hàm S(x), liên tục trên  \( (-R,R) \).

Tính chất 3: Bất kì  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \) trong khoảng  \( (-R,R) \) luôn có  \( \int\limits_{{{x}_{1}}}^{{{x}_{2}}}{\sum\limits_{n=0}^{+\infty }{{{a}_{n}}{{x}^{n}}}dx}=\sum\limits_{n=0}^{+\infty }{{{a}_{n}}\int\limits_{{{x}_{1}}}^{{{x}_{2}}}{{{x}^{n}}dx}} \).

Đặc biệt  \( \forall x\in (-R,R) \) thì  \( \int\limits_{0}^{x}{\sum\limits_{n=0}^{\infty }{{{a}_{n}}{{x}^{n}}}dx}=\sum\limits_{n=0}^{\infty }{\frac{{{a}_{n}}}{n+1}{{x}^{n+1}}} \).

Tính chất 4:  \( \forall x\in (-R,R) \) luôn có \({{\left( \sum\limits_{n=0}^{\infty }{{{a}_{n}}{{x}^{n}}} \right)}^{\prime }}=\sum\limits_{n=1}^{\infty }{n{{a}_{n}}{{x}^{n-1}}}\).

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

5.3.2. Khai triển một hàm số thành chuỗi lũy thừa

+ Khái niệm về chuỗi Taylor của hàm số f(x) ở lân cận  \( {{x}_{0}} \).

Giả sử hàm số  \( f(x)\in {{C}^{\infty }} \) tại lân cận điểm x0. Chuỗi lũy thừa có dạng:

 \( f({{x}_{0}})+\frac{{f}'({{x}_{0}})}{1!}(x-{{x}_{0}})+…+\frac{{{f}^{(n)}}({{x}_{0}})}{n!}{{(x-{{x}_{0}})}^{n}}+…. \) được gọi là chuỗi Taylor của f(x) ở lân cận điểm  \( {{x}_{0}} \).

Giả sử hàm số  \( f(x)\in {{C}^{\infty }} \) tại lân cận điểm 0. Chuỗi lũy thừa biểu diễn trong dạng:  \( f(0)+\frac{{f}'(0)}{1!}\cdot x+…+\frac{{{f}^{(n)}}(0)}{n!}\cdot {{x}^{n}}+… \) được gọi là chuỗi Maclaurin của hàm số f(x). Đó chính là chuỗi Taylor của f(x) ở lân cận của  \( x=0 \).

Định lí: Nếu f(x) biểu diễn dưới dạng chuỗi lũy thừa ở lân cận của  \( {{x}_{0}} \):  \( f(x)={{a}_{0}}+{{a}_{1}}(x-{{x}_{0}})+…+{{a}_{n}}{{(x-{{x}_{0}})}^{n}}+… \) thì chuỗi đó là chuỗi Taylor của f(x) ở lân cận của  \( {{x}_{0}} \).

+ Điều kiện đủ để hàm số khai triển thành chuỗi Taylor

Định lí 1: Cho  \( f(x)\in {{C}^{\infty }} \) ở lân cận  \( x={{x}_{0}} \), để hàm f(x) khai triển được thành chuỗi Taylor ở lân cận của  \( {{x}_{0}} \) thì cần và đủ là phân dư Taylor  \( {{r}_{n}}(x) \) dần đến không khi  \( n\to \infty \) .

Định lí 2: Nếu  \( f(x)\in {{C}^{\infty }} \) ở lân cận của  \( x={{x}_{0}} \) và trong lân cận đó có  \( \left| {{f}^{(k)}}(x) \right|\le M,\,\,\forall x\in \mathbb{N} \) thì f(x) khait riển được thành chuỗi Taylor ở lân cận  \( {{x}_{0}} \).

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu