4.1. Các đặc trưng của trường vô hướng

Giới thiệu

Trong vật lý, đặc biệt trong kỹ thuật thường gặp khái niệm trường: Trường nhiệt độ, từ trường, điện trường,… Khái niệm trường trong toán học là tổng quát hóa các trường hợp cụ thể đó. Miền  \( \Omega \in {{\mathbb{R}}^{3}} \) xác định một trường vô hướng u(x,y,z) nếu tại mọi điểm  \( M(x,y,z)\in \Omega \)  đều xác định đại lượng vô hướng  \( u(M) \). Chẳng hạn trường nhiệt độ là một trường vô hướng. Vậy đặc trưng của trường vô hướng là một hàm vô hướng. Miền  \( \Omega \in {{\mathbb{R}}^{3}} \) xác định một trường vectơ  \( \vec{F}(x,y,z) \) nếu tại mọi điểm  \( M(x,y,z)\in \Omega \)  đều xác định đại lượng vectơ:

 \( \vec{F}(x,y,z)=P(x,y,z)\cdot \vec{i}+Q(x,y,z)\cdot \vec{j}+R(x,y,z)\cdot \vec{k}=(P,Q,R) \).

Chẳng hạn từ trường là một trường vectơ. Vậy đặc trưng của trường vectơ là một hàm vectơ. Một trường vectơ xác định khi biết ba thành phần của vectơ đặc trưng cho trường đó:  \( P(x,y,z),\,\,Q(x,y,z),\,\,R(x,y,z) \), tức là biết ba trường vô hướng. Từ nay về sau ta dùng các kí hiệu:  \( \vec{r}=(x,y,z) \) thay cho \(\overrightarrow{OM}\), trong đó M có tọa độ (x,y,z),  \( d\vec{r}=(dx,dy,dz) \),  \( d\vec{S}=(dydz,dzdx,dxdy) \).

Để học tốt chương này, người học cần thông thạo phép tính vi tích phân hàm nhiều biến.

Trong chương này, yêu cầu nắm vững các nội dung chính sau đây:

(1) Các đặc trưng của trường vô hướng.

Mặt mức, Gradient và ý nghĩa vật lý của các đại lượng đó.

(2) Các đặc trưng của trường vectơ.

Đường dòng, thông lượng, độ phân kì, hoàn lưu, vectơ xoáy và ý nghĩa vật lý của các đại lượng đó.

(3) Các trường đặc biệt.

Điều kiện nhận biết và tính chất của các trường đặc biệt: trường ống, trường điều hòa, trường thế.

Nhận Dạy Kèm môn Giải Tích 2 - Calculus II Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

4.1.1. Mặt mức

Cho trường vô hướng  \( u(x,y,z),\,\,(x,y,z)\in \Omega \) . Tập các điểm  \( (x,y,z)\in \Omega  \) thỏa mãn phương trình:  \( u(x,y,z)=C,\,\,C \) là hằng số       (4.1)

Gọi là mặt mức của trường vô hướng với giá trị C. Rõ ràng các mặt mức khác nhau (các giá trị C khác nhau) không giao nhau và miền  \( \Omega  \) bị phủ kín bởi các mặt mức. Nếu  \( \Omega \subset {{\mathbb{R}}^{2}} \) thì ta có khái niệm đường mức (đường đẳng trị) cho bởi phương trình:  \( u(x,y)=C \).

Chẳng hạn, một điện tích q đặt ở gốc tọa độ gây nên một trường điện thế  \( u(x,y,z)=\frac{1}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{R}^{2}}}} \).

Khi đó mặt mức có phương trình:  \( \frac{q}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}}}=C \) hay  \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=\frac{{{q}^{2}}}{{{C}^{2}}}={{R}^{2}} \). Đó là các mặt cầu đồng tâm 0.

Sách Giải Bài Tập Giải Tích 2

4.1.2. Gradient

Cho trường vô hướng  \( u=u(x,y,z),\,\,(x,y,z)\in \Omega \)  và  \( u(x,y,z) \) khả vi trên  \( \Omega  \). Khi đó  \( gradu(x,y,z)=\left( \frac{\partial u}{\partial x},\frac{\partial u}{\partial y},\frac{\partial u}{\partial z} \right),\,\,(x,y,z)\in \Omega \,\,\,\,\,\,\,\,(4.2) \)

Vậy một trường vô hướng u(x,y,z) đã sinh ra một trường vectơ gradu(x,y,z).

Từ tính chất của phép tính đạo hàm, ta có các tính chất sau đây của Gradient:

 \( grad(\lambda u)=\lambda gradu,\,\,\lambda \)  là hằng số.

 \( grad(u+v)=gradu+gradv \)

 \( grad(u\cdot v)=v\cdot gradu+u\cdot gradv \)

 \( grad\frac{u}{v}=\frac{1}{{{v}^{2}}}(v\cdot gradu-u\cdot gradv) \), nếu  \( v\ne 0 \).

 \( gradf(u)={f}'(u)gradu \).

Trong quá trình đăng tải bài viết lên website không thể tránh khỏi việc sai sót, nên bạn đọc muốn xem đầy đủ các dạng bài tập giải chi tiết hãy vui lòng mua sách Giải bài tập Giải Tích 2!

Các bài viết cùng chủ đề!

Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!


Menu